Cho các số liệu sau:
GDP PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA HOA KÌ VÀ NHẬT BẢN, NĂM 2014 (Đơn vị: Tỉ USD). GDP các khu vực kinh tế của Hoa Kì – Nhật Bản, tương ứng với:
- Tổng: 17393,1 - 4596,2.
- Khu vực I: 838,9 - 92,1.
- Khu vực II: 3470,6 - 1224,1.
- Khu vực III: 13083,6 - 3280,0.
(Nguồn: Worldbank.org)
Nhận xét nào sau đây đúng về GDP của Hoa Ki và Nhật Bản năm 2014?
Kĩ năng nhận xét, phân tích, giải thích, tính toán bảng số liệu.
Dựa vào BSL và yêu cầu, nhận xét và so sánh GDP của Hoa Kì và Nhật Bản năm 2014
- Khu vực III của Hoa Kì và Nhật Bản đều chiếm tỉ trọng lớn nhất => A, C sai.
- Quy mô GDP của Hoa Kì lớn hơn so với Nhật Bản => B sai.
- Quy mô GDP của Hoa Kì lớn gấp khoảng 17393,1 : 44596,2 = 3,78 (làm tròn thành 3,8 lần) Nhật Bản.
Cho các số liệu sau:
GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA, GIAI ĐOẠN 2010 - 2014 (Đơn vị: tỉ USD). Các mốc năm 2010 – 2011 – 2012 – 2013 – 2014, tương ứng với:
- Xin-ga-po: 471,1 - 445,2 - 566,7 - 579,0 - 577,7.
- Thái Lan: 225,5 - 260,5 - 275,5 - 284,5 - 280,1.
- Việt Nam: 79,7 - 105,6 - 124,1 - 142,7 - 161,3.
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB thống kê, 2016)
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của một số quốc gia giai đoạn 2010 – 2014?
Kĩ năng nhận xét, phân tích, giải thích, tính toán bảng số liệu.
Qua bảng số liệu, rút ra một số nhận xét sau:
- Nhìn chung, giá trị xuất khẩu hàng hóa của các nước đều tăng lên (Xin-ga-po tăng thêm 106,6 tỉ USD; Thái Lan tăng 54,6 tỉ USD và Việt Nam tăng thêm 81,6 tỉ USD) => Ý B đúng.
- Xin-ga-po tăng nhanh nhất, tiếp đến là Việt Nam và cuối cùng là Thái Lan => Ý A, C đúng và ý D sai.
Cho các số liệu sau:
XUẤT, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ CỦA IN-ĐÔ-NÊ-XIA, GIAI ĐOẠN 2010 – 2015 (Đơn vị: tỉ USD). Các mốc năm: 2010 – 2012 – 2014 – 2015, tương ứng với:
- Xuất khẩu: 185,5 - 225,7 - 210,5 - 182.
- Nhập khẩu: 169,2 - 229,4 - 217,5 - 180.
Nhận xét nào đúng với bảng số liệu trên?
Kĩ năng nhận xét, phân tích, giải thích, tính toán bảng số liệu.
Qua bảng số liệu, rút ra nhận xét sau:
- Xuất, nhập khẩu và cán cân xuất nhập khẩu đều có sự thay đổi qua các năm.
- Nhìn chung, xuất khẩu giảm và nhập khẩu tăng.
- Năm 2010 và 2015 xuất siêu; năm 2012 và 2014 nhập siêu.
Như vậy, các nhận định A, C và D không đúng. Có ý B là đúng nhất.
Cho các số liệu sau:
XUẤT, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ CỦA PHI-LIP-PIN, GIAI ĐOẠN 2010 – 2015 (Đơn vị: Tỷ đô la Mỹ). Các mốc năm 2010 – 2012 – 2014 – 2015, tương ứng với:
- Xuất khẩu: 69,5 - 77,1 - 82,2 - 82,4.
- Nhập khẩu: 73,1 - 85,2 - 92,3 - 101,9.
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)
Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng về cán cân xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Phi-lip-pin, giai đoạn 2010 - 2015?
Kĩ năng nhận xét, phân tích, giải thích, tính toán bảng số liệu.
Căn cứ vào bảng số liệu và yêu cầu câu hỏi, tính cán cân xuất nhập khẩu qua các năm:
- Năm 2010: -3,6 tỷ đô la Mỹ.
- Năm 2012: -8,1 tỷ đô la Mỹ.
- Năm 2014: -10,1 tỷ đô la Mỹ.
- Năm 2015: -19,5 tỷ đô la Mỹ (lớn nhất).
Vậy, Các năm đều có giá trị nhập siêu.
- Giá trị nhập siêu năm 2010 nhỏ hơn năm 2012.
- Giá trị nhập siêu năm 2015 lớn hơn năm 2014.
Cho các số liệu sau:
TỔNG DỰ TRỮ QUỐC TẾ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA, NĂM 2010 VÀ 2015 (Đơn vị: Tỷ đô la Mỹ). Các quốc gia: Trung Quốc – Nhật Bản – Thái Lan – Việt Nam, tương ứng với:
- Năm 2010: 286,6 - 106,1 - 167,5 - 12,5.
- Năm 2015: 334,5 - 120,7 - 151,3 - 28,3.
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về tổng dự trữ quốc tế của một số quốc gia, năm 2010 và 2015?
Kĩ năng nhận xét, phân tích, giải thích, tính toán bảng số liệu.
Căn cứ vào bảng số liệu, rút ra một số nhận xét sau về tổng dự trữ quốc tế của một số quốc gia, năm 2010 và 2015:
- Tổng trữ lượng quốc tế của các nước khác nhau (Trung Quốc lớn nhất, tiếp đến Thái Lan, Nhật Bản và Việt Nam thấp nhất).
- Tổng trữ lượng quốc tế của các nước có sự tăng/giảm khác nhau (Trung Quốc tăng 47,9 tỷ đô la mỹ; Nhật Bản tăng 14,6 tỷ đô la mỹ; Thái Lan giảm 16,2 tỷ đô la mỹ và Việt Nam tăng 15,8 tỷ đô la mỹ) => Trung Quốc tăng nhiều nhất, tiếp đến là Việt Nam, Nhật Bản và Thái Lan => Ý A, B sai và ý C, D đúng.
Cho các số liệu sau:
SẢN PHẨM TRONG NƯỚC THEO GIẢ HIỆN HÀNH CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA, NĂM 2010 VÀ 2016 (Đơn vị: Tỷ đô la Mỹ). Các quốc gia: Ma-lai-xi-a – Xin-ga-po – Thái Lan – Việt Nam, tương ứng với:
- Năm 2010: 755,1 - 236,4 - 341,1 - 115,8.
- Năm 2016: 932,3 - 296,9 - 407,0 - 205,3.
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2017, NXB Thống kê, 2018)
Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh về tổng sản phẩm trong nước của một số quốc gia, năm 2016 so với 2010?
Kĩ năng nhận xét, phân tích, giải thích, tính toán bảng số liệu.
Qua bảng số liệu, rút ra một số nhận xét sau khi so sánh về tổng sản phẩm trong nước của một số quốc gia, năm 2016 so với 2010:
- Các quốc gia có tốc độ tăng khác nhau (đơn vị: %):
+ Ma-lai-xi-a tăng 123,5.
+ Xin-ga-po tăng 125,6.
+ Thái Lan tăng 119,3.
+ Việt Nam tăng 177,3.
Như vậy, Việt Nam tăng nhanh nhất, tiếp đến là Xin-ga-po, Thái Lan và tăng chậm nhất.
Cho các số liệu sau:
TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC (GDP) THEO GIÁ HIỆN HÀNH CỦA MỘT SỐ NƯỚC (Đơn vị: tỉ USD). Các mốc năm 2000 – 2005 – 2010 – 2012 – 2014 – 2016, tương ứng với:
- Cam-pu-chia: 3,6 – 6,6 – 11,2 – 14 – 16,8 – 20.
- Xin-ga-po: 91,5 - 127,4 - 199,6 - 289,3 - 284,6 - 305,0.
- Việt Nam: 31,2 – 57,6 – 115,9 – 156,7 – 186,2 – 205,3.
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)
Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh tổng sản phẩm trong nước của các quốc gia qua các năm?
Kĩ năng nhận xét, phân tích, giải thích, tính toán bảng số liệu.
Qua bảng số liệu, rút ra một số nhận xét sau khi so sánh tổng sản phẩm trong nước của các quốc gia qua các năm:
- Việt Nam và Campuchia có tổng sản phẩm trong nước tăng liên tục qua các năm, Xin-ga-po tăng nhưng không liên tục (2012 – 2014 giảm) => Ý A sai.
- Tổng sản phẩm trong nước của Xin-ga-po cao nhất (305,0 tỉ USD), tiếp đến là Việt Nam (205,3 tỉ USD) và Campuchia thấp nhất (20,0 tỉ USD).
- Tốc độ tăng trưởng: Xin-ga-po tăng 333,3%, Việt Nam tăng 658,0% và Cmapuchia tăng 555,6%. Như vậy, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, tiếp đến là Campuchia và Xin-ga-po có tốc độ tăng trưởng chậm nhất => Ý C, D sai và ý B đúng.
Cho các số liệu sau:
CƠ CẤU GDP PHÂN THEO CÁC NGÀNH KINH TẾ CỦA CÁC NHÓM NƯỚC, NĂM 2010 (Đơn vị: %). Các ngành kinh tế: Nông-lâm-ngư – Công nghiệp-xây dựng – Dịch vụ, tương ứng với:
- Các nước thu nhập thấp: 25 – 25 – 50.
- Các nước thu nhập trung bình: 10 – 35 – 55.
- Các nước thu nhập cao: 1 – 24 – 75.
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về cơ cấu GDP của nhóm nước thu nhập thấp so với các nhóm khác?
Kĩ năng nhận xét, phân tích, giải thích, tính toán bảng số liệu.
Qua bảng số liệu, ta thấy: cơ cấu GDP của nhóm nước thu nhập thấp so với các nhóm khác là tỉ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp cao hơn, tỉ trọng ngành dịch vụ thấp hơn => C đúng.
Cho các số liệu sau:
TỈ LỆ BIẾT CHỮ CỦA THẾ GIỚI VÀ MỘT SỐ NƯỚC CHÂU PHI NĂM 2015 (%).Các quốc gia: Thế giới – An-giê-ri – Nam Phi – Ăng-gô-la – Xu-đăng – U-gan-đa, tương ứng với:
- Tỉ lệ biết chữ: 84,5 – 86 – 94,3 – 71,1 – 75,9 – 78,4.
Từ bảng số liệu, nhận xét nào dưới đây không đúng?
Kĩ năng nhận xét, phân tích, giải thích, tính toán bảng số liệu.
Qua bản số liệu, rút ra nhận xét sau:
- Tỉ lệ biết chữ có sự chênh lệch giữa các quốc gia châu Phi.
- Các nước Nam Phi, An-giê-ri có tỉ lệ biết chữ cao hơn thế giới, còn các nước U-gan-đa, Xu-đăng và Ăng-gô-la có tỉ lệ biết chữ thấp hơn thế giới -> Ý A sai.
- Nam Phi có tỉ lệ biết chữ cao nhất, tiếp đến An-giê-ri, U-gan-đa,… Ăng-gô-la có tỉ lệ biết chữ thấp nhất.
Cho các số liệu sau:
GDP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI, NĂM 2013 (Đơn vị: USD).
- Các nước phát triển
+ Các quốc gia: Thụy Điển – Hoa Kì – Niu Di-lân – Anh.
+ GDP/người: 60318 – 52042 – 41821 – 41781.
- Các nước đang phát triển
+ Các quốc gia: Cô-lôm-bi-a – In-đô-nê-xi-a - Ấn Độ - Ê-ti-ô-pi-a.
+ GDP/người: 7831 – 3475 – 1498 – 505.
Nhận xét nào sau đây là đúng?
Kĩ năng nhận xét, phân tích, giải thích, tính toán bảng số liệu.
Nhận xét:
- Các nước phát triển có GDP/người đều trên 40 nghìn người.
- GDP/người có sự chênh lệch lớn giữa hai nhóm nước: GDP/người cao nhất (nhóm nước phát triển) gấp GDP/người cao nhất và GDP/người thấp nhất (của nhóm nước đang phát triển) lần lượt là 7,7 lần và 119,4 lần.
- Giữa các nước đang phát triển cũng có sự chênh lệch lớn về GDP/người: GDP/người của nước cao nhất (Cô-lôm-bi-a) gấp GDP/người của nước thấp nhất (Ê-ti-ô-pi-a) là 15,5 lần.
Cho các số liệu sau:
CHỈ SỐ HDI CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA, NĂM 2010 VÀ NĂM 2016.
Năm 2010
- Các nước phát triển
+ Quốc gia: Na Uy – Ô-xtray-li-a – Nhật Bản
+ HDI: 0,941 – 0,927 – 0,899.
- Các nước đang phát triển: In-đô-nê-xi-a – 0,613.
Năm 2016
- Các nước phát triển
+ Quốc gia: Na Uy – Ô-xtray-li-a – Nhật Bản
+ HDI: 0,944 – 0,933 – 0,890.
- Các nước đang phát triển: In-đô-nê-xi-a – 0,684.
Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?
Kĩ năng nhận xét, phân tích, giải thích, tính toán bảng số liệu.
Qua bảng số liệu trên, ta có nhận xét sau:
- Nhìn chung, tất cả các nước đều có chỉ số HDI tăng (trừ Nhật Bản – giảm nhẹ).
- Các nước phát triển có chỉ số HDI cao và nước đang phát triển có chỉ số HDI thấp.
Cho các số liệu sau:
CƠ CẤU GDP PHÂN THEO KHU VỰC CỦA THỤY ĐIỂN VÀ Ê-TI-Ô-PI-A, NĂM 2013
(Đơn vị: %). Các khu vực kinh tế: Khu vực I – Khu vực II – Khu vực III, tương ứng với:
- Thụy Điển: 1,4 – 25,9 – 72,7.
- Ê-ti-ô-pi-a: 45 – 11,9 – 43,1.
Nhận xét nào sau đây không đúng?
Kĩ năng nhận xét, phân tích, giải thích, tính toán bảng số liệu.
Qua bảng số liệu, rút ra nhận xét sau:
- Khu vực II, III của Thụy Điển cao hơn của Ê-ti-ô-pi-a. Còn khu vực I của Thụy Điển thấp hơn của Ê-ti-ô-pi-a.
- Khu vực III của Thụy Điển chiếm tỉ trọng rất cao (72,7%), còn khu vực I chiếm tỉ trọng rất thấp (1,4%) -> Cơ cấu kinh tế của Thụy Điển đặc trưng cho nhóm nước đang phát triển.
- Khu vực I của Ê-ti-ô-pi-a chiếm tỉ trọng cao (45,0%), trong khi khu vực II, III chiếm tỉ trọng chưa cao, nhất là khu vực II (11,9%).
Cho các số liệu sau:
GDP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI, NĂM 2013. (Đơn vị: USD).
- Các nước phát triển
+ Các quốc gia: Thụy Điển – Hoa Kì – Niu Di-lân – Anh.
+ GDP/người: 60318 – 52042 – 41821 – 41781.
- Các nước đang phát triển
+ Các quốc gia: Cô-lôm-bi-a – In-đô-nê-xi-a - Ấn Độ - Ê-ti-ô-pi-a.
+ GDP/người: 7831 – 3475 – 1498 – 505.
Nhận xét nào sau đây là đúng?
Kĩ năng nhận xét, phân tích, giải thích, tính toán bảng số liệu.
- Các nước phát triển có GDP/người đều trên 40 nghìn USD.
- Các nước đang phát triển có sự chênh lệch nhiều về GDP/người. Chẳng hạn, nước Ê-ti-ô-pi-a có bình quân là 505 USD nhưng Cô-lôm-bi-a là 7831 USD, tức là gấp 15,5 lần.
- GDP/người chênh lệch lớn giữa các nước phát triển và đang phát triển. Các nước phát triển đều có GDP/người trên 40 nghìn USD, còn các nước đang phát triển còn chưa đến 10 nghìn USD.
Cho các số liệu sau:
TUỔI THỌ BÌNH QUÂN CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA, NĂM 2016 (Đơn vị: Tuổi). Các quốc gia: In-đô-nê-xi-a – Phi-lip-pin – Thái Lan – Việt Nam, tương ứng với:
- Nam: 69 – 65 – 72 – 71.
- Nữ: 73 – 72 – 79 – 76.
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây thứ tự sắp xếp giảm dần đúng tuổi thọ bình quân của một số quốc gia, năm 2016 là
Kĩ năng nhận xét, phân tích, giải thích, tính toán bảng số liệu.
Cách tính: Tuổi thọ trung bình = (tuổi nam + tuổi nữ) / 2. Như vậy, ta có tuổi thọ trung bình của các nước như sau: Thái Lan 75,5 cao nhất; Việt Nam: 73,5; Phi-líp-pin: 68,5 thấp nhất và In-đô-nê-xi-a: 71 -> Thứ tự sắp xếp giảm dần tuổi thọ bình quân của một số quốc gia, năm 2016 là Thái Lan, Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin.
Cho các số liệu sau:
TỈ SUẤT GIA TĂNG DÂN SỐ TỰ NHIÊN CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI QUA CÁC NĂM (Đơn vị: %). Các mốc năm: 2005 – 2010 – 2015, tương ứng với:
- Các nước phát triển
+ Phần Lan: 0,2 – 0,2 – 0,1.
+ Pháp: 0,4 – 0,4 – 0,2.
+ Nhật Bản: 0,1 – 0,0 – (-) 0,2.
+ Thụy Điển: 0,1 – 0,2 – 0,2.
- Các nước đang phát triển
+ Mông Cổ: 1,6 – 1,9 – 2,3.
+ Bô-li-vi-a: 2,1 – 2 – 1,9.
+ Dăm-bi-a: 1,9 – 2,5 – 3,4.
+ Ai Cập: 2 – 2,1 – 2,6.
Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?
Kĩ năng nhận xét, phân tích, giải thích, tính toán bảng số liệu.
Qua bảng số liệu, ta có nhận xét sau:
- Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên các nước đang phát triển cao hơn các nước phát triển.
- Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên các nước phát triển rất thấp (đều dưới 1%, có nước còn âm), còn các nước đang phát triển đều trên 1%.
- Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên các nước đang phát triển và các nước phát triển đều có sự tăng, giảm không ổn định theo từng thời kì cụ thể phù hợp với sự phát triển kinh tế.
Cho các số liệu sau:
TUỔI THỌ TRUNG BÌNH CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI QUA CÁC NĂM (Đơn vị: Tuổi). Các mốc năm: 2005 – 2010 – 2014, tương ứng với:
- Các nước phát triển
+ Ca-na-da: 80 – 81 – 81.
+ Nhật Bản: 82 – 83 – 83.
+ Phần Lan: 79 – 80 – 81.
- Các nước đang phát triển
+ Mô-dăm-bích: 42 – 48 – 53.
+ In-đô-nê-xi-a: 68 – 71 – 71.
- Thế giới: 67 – 69 – 71.
Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?
Kĩ năng nhận xét, phân tích, giải thích, tính toán bảng số liệu.
Qua bảng số liệu, rút ra những nhận xét sau:
- Tuổi thọ trung bình của dân số thế giới ngày càng tăng.
- Các nước phát triển có tuổi thọ trung bình cao hơn các nước đang phát triển.
- Các nước phát triển có tuổi thọ trung bình tăng chậm hơn các nước đang phát triển.
Cho các số liệu sau:
TUỔI THỌ TRUNG BÌNH CỦA CÁC CHÂU LỤC TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2010 VÀ NĂM 2014 (Đơn vị: tuổi). Các châu lục: Châu Phi – Châu Mĩ – Châu Á – Châu Âu – Châu Đại Dương – Thế giới, tương ứng với:
- Năm 2010: 55 – 75 – 70 – 76 – 76 – 69.
- Năm 2016: 59 – 76 – 71 – 78 – 77 – 71.
Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?
Kĩ năng nhận xét, phân tích, giải thích, tính toán bảng số liệu.
Qua bảng số liệu, rút ra những nhận xét sau:
- Tuổi thọ của các châu lục đều có sự biến động, nhìn chung tất cả đều tăng.
- Châu Phi vẫn là châu lục có tuổi thọ trung bình thấp nhất, châu Âu cao nhất.
- Tuổi thọ trung bình của châu Phi là nhanh nhất (tăng 4 tuổi), tiếp đến là châu Âu (2 tuổi), các châu lục còn lại đều tăng 1 tuổi.
Cho các số liệu sau:
TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA MỘT SỐ NƯỚC CHÂU PHI QUA CÁC NĂM (Đơn vị: %). Các mốc năm: 2000 – 2005 – 2010 – 2013, tương ứng với:
- An-giê-ri: 2,4 – 5,1 – 3,3 – 2,8.
- Nam Phi: 3,5 – 5,3 – 2,9 – 2,3.
- Công-gô: 8,2 – 6,3 – 8,8 – 3,4.
Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?
Kĩ năng nhận xét, phân tích, giải thích, tính toán bảng số liệu.
Qua bảng số liệu trên, rút ra nhận xét:
- Nhìn chung, tất cả các nước đều có tốc độ tăng trưởng không ổn định.
- Công-gô giảm nhanh nhất (4,8%), Nam Phi giảm 1,2% và An-giê-ri tăng nhẹ (tăng 0,2%).
Cho các số liệu sau:
TỔNG THU NHẬP QUỐC DÂN VÀ TỔNG SỐ NỢ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA Ở MĨ LA –TINH (Đơn vị: Tỉ USD). Các quốc gia: Vê-nê-xu-ê-la – Pa-na-ma – Chi-lê – Ha-mai-ca, tương ứng với:
- GDP: 109,3 – 13,8 – 94,1 – 8.
- Tổng số nợ: 33,3 – 8,8 – 44,6 – 6.
Cho biết nước nào có tỉ lệ nợ cao nhất ở Mĩ Latinh?
Kĩ năng nhận xét, phân tích, giải thích, tính toán bảng số liệu.
- Theo công thức: Tỉ lệ nợ = Tổng số nợ/GDP (%).
- Ta tính được tỉ lệ nợ của các quốc gia như sau: Vê-nê-xu-ê-la (30,5%); Pa-na-ma (63,8%); Chi-lê (47,4%) và Ha-mai-ca (75,0%) => Ha-mai-ca có tỉ lệ nợ nước ngoài cao nhất với 75%.
Cho các số liệu sau:
TỐC ĐỘ TĂNG GDP CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA Ở MĨ LA TINH QUA CÁC NĂM (Đơn vị: %). Các quốc gia: Gre-na-đa – Ac-hen-ti-na – Chi-lê – Bra-xin – Vê-nê-xu-ê-la – Pa-ra-ma, tương ứng với:
- Năm 2005: 13,3 – 9,2 – 5,6 – 3,2 – 10,3 – 7,2.
- Năm 2010: (-)0,5 – 9,1 – 5,8 – 7,5 – (-)1,5 – 5,9.
- Năm 2015: 2,4 – 2,9 – 4,1 – 2,5 – 1,3 – 8,4.
Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?
Kĩ năng nhận xét, phân tích, giải thích, tính toán bảng số liệu.
Qua bảng số liệu trên, rút ra những nhận xét sau:
- Các nước có tốc độ tăng trưởng GDP không ổn định.
- Tất cả các nước đều có tốc độ tăng trưởng giảm (trừ Pa-na-ma). Gre-na-da là quốc gia có tốc độ tăng trưởng giảm mạnh nhất (10,9%), tiếp đến là Vê-nê-xu-ê-la (9%), Ác-hen-ti-na (6,3%),… Pa-na-ma tăng nhẹ, tăng thêm 1,2%.
Điểm của bạn.Mỗi câu trả lời đúng được
Câu hỏi này theo dạng chọn đáp án đúng, sau khi đọc xong câu hỏi, bạn bấm vào một trong số các đáp án mà chương trình đưa ra bên dưới, sau đó bấm vào nút gửi để kiểm tra đáp án và sẵn sàng chuyển sang câu hỏi kế tiếp
Trong khoảng 5 phút đầu tiên | + 5 điểm |
Trong khoảng 5 phút -> 10 phút | + 4 điểm |
Trong khoảng 10 phút -> 15 phút | + 3 điểm |
Trong khoảng 15 phút -> 20 phút | + 2 điểm |
Trên 20 phút | + 1 điểm |
Tổng thời gian làm mỗi câu (không giới hạn)
Điểm của bạn.
Bấm vào đây nếu phát hiện có lỗi hoặc muốn gửi góp ý
Em có muốn tiếp tục làm không?
Làm lại bạn sẽ KHÔNG được cộng hạt dẻ và điểm thành tích
LuyenThi123.Com - a product of BeOnline Co., Ltd. (Cty TNHH Hãy Trực Tuyến)
Giấy phép ĐKKD số: 0102852740 cấp bởi Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội ngày 7/8/2008
Giấy phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội học tập trực tuyến số: 524/GP-BTTTT cấp ngày 24/11/2016 bởi Bộ Thông Tin & Truyền Thông
Tel: 02473080123 - 02436628077 (8:30am-9pm) | Email: hotro@luyenthi123.com
Địa chỉ: số nhà 13, ngõ 259/9 phố Vọng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội.