Cho các số liệu sau:
TỈ LỆ BIẾT CHỮ CỦA THẾ GIỚI VÀ MỘT SỐ NƯỚC CHÂU PHI, NĂM 2015 (%). Các quốc gia: Thế giới – An-giê-ri – Nam Phi – Ăng-gô-la – Xu-đăng – U-gan-đa, tương ứng với:
- Tỉ lệ biết chữ: 84,5 – 86 – 94,3 – 71,1 – 75,9 – 78,4.
Từ bảng số liệu, nhận xét nào dưới đây không đúng?
A. Tỉ lệ biết chữ có sự chênh lệch giữa các quốc gia châu Phi.
B. Các nước châu Phi đều có tỉ lệ biết chữ cao hơn trung bình của thế giới.
C. Nam Phi có tỉ lệ biết chữ cao nhất.
D. Ăng-gô-la có tỉ lệ biết chữ thấp nhất.
(Xem gợi ý)
Kĩ năng nhận xét, phân tích, giải thích, tính toán bảng số liệu.
Hướng dẫn giải (chi tiết)
Qua bảng số liệu, ta thấy:
- Các nước có tỉ lệ biết chữ cao hơn mức trung bình thế giới là: Nam Phi và An-giê-ri.
- Các nước có tỉ lệ biết chữ thấp hơn mức trung bình thế giới là: Ăng-gô-la, Xu-đăng và U-gan-đa.
Như vậy, tỉ lệ biết chữ các quốc gia châu Phi có sự chênh lệch nhau. Trong đó, Nam Phi có tỉ lệ biết chữ cao nhất và Ăng-gô-la có tỉ lệ biết chữ thấp nhất => B sai và A, C, D đúng.
Cho các số liệu sau:
GDP CỦA LIÊN BANG NGA QUA CÁC NĂM (Đơn vị: tỉ USD). Các mốc năm: 1991 – 1995 – 2000 – 2004 – 2010 – 2014, tương ứng với:
- GDP: 475,5 – 363,9 – 259,7 – 582,4 – 1524,9 – 1860,6.
(Nguồn niên giám thống kê Việt Nam 2014, NXB Thống kê,2015)
Nhận xét nào sau đây là chính xác về GDP của LB Nga?
A. Tăng liên tục.
B. Giảm liên tục.
C. Tăng không đều.
D. Giảm đến năm 2000 sau đó tăng liên tục.
(Xem gợi ý)
Kĩ năng nhận xét, phân tích, giải thích, tính toán bảng số liệu.
Hướng dẫn giải (chi tiết)
Qua bảng số liệu, ta thấy: GDP của Liên Bang Nga nhìn chung tăng lên nhưng không ổn định. Giai đoạn 1991 – 2000 giảm và sau năm 2000 là tăng liên tục => D đúng và A, B, C sai.
Cho các số liệu sau:
DIỆN TÍCH CAO SU CỦA CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ THẾ GIỚI (Đơn vị: Triệu ha). Các mốc năm: 1985 – 1995 – 2005 – 2013, tương ứng với:
- Đông Nam Á: 3,4 – 4,9 – 6,4 – 9.
- Thế giới: 4,2 – 6,3 – 9 – 12.
Nhận xét nào sau đây không đúng về sự thay đổi diện tích cao su của các nước Đông Nam Á và thế giới giai đoạn 1985 - 2013?
A. Diện tích cao su Đông Nam Á tăng liên tục.
B. Diện tích cao su của Đông Nam Á tăng nhanh hơn diện tích cao su của thế giới.
C. Tốc độ tăng diện tích cao su của Đông Nam Á chậm hơn của thế giới.
D. Diện tích cao su của thế giới tăng mạnh.
(Xem gợi ý)
Kĩ năng nhận xét, phân tích, giải thích, tính toán bảng số liệu.
Hướng dẫn giải (chi tiết)
Qua bảng số liệu, ta thấy: Diện tích cao su của Đông Nam Á tăng liên tục và tăng chậm hơn diện tích cao su của thế giới (264,7% so với 284,7%) => C, D, A đúng và B sai.
Cho các số liệu sau:
DÂN SỐ VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CỦA NHẬT BẢN, GIAI ĐOẠN 1990 – 2010. Các mốc năm: 1990 – 2000 – 2005 – 2010, tương ứng với:
- Dân số (triệu người): 123,5 - 126,9 - 127,8 - 127,5.
- Sản lượng lúa (nghìn tấn): 13124 – 11863 – 11342 – 8483.
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Dân số Nhật Bản tăng liên tục qua các năm.
B. Sản lượng lúa bình quân đầu người năm 2010 đạt 66,5 kg/người.
C. Sản lượng lúa liên tục giảm.
D. Dân số tăng chậm.
(Xem gợi ý)
Kĩ năng nhận xét, phân tích, giải thích, tính toán bảng số liệu.
Hướng dẫn giải (chi tiết)
Qua bảng số liệu, ta thấy:
- Dân số Nhật Bản có xu hướng tăng nhưng không ổn định => A sai và D đúng.
- Sản lượng lúa giảm liên tục qua các năm => C đúng.
- Sản lượng lúa bình quân đầu người năm 2010 đạt 66,5 kg/người => B đúng.
Cho các số liệu sau:
TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA LIÊN BANG NGA (Đơn vị: %). Các mốc năm: 1998 – 1999 – 2005 – 2010 – 2013 – 2015, tương ứng với:
- Tốc độ tăng trưởng: (-) 4,9 – 5,4 – 10 – 5,1 – 7,3 – 6,4.
Nhận xét chưa đúng về tốc độ tăng trưởng GDP của Liên Bang Nga trong giai đoạn 1998 – 2015 là
A. sau năm 2005, tốc độ tăng trưởng không đều song vẫn giữ ở mức tương đối cao.
B. sau năm 2013, tốc độ tăng trưởng GDP tăng liên tục.
C. năm 2005 Liên Bang Nga có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất.
D. tốc độ tăng trưởng GDP của Nga tăng mạnh từ 1998 – 2015.
(Xem gợi ý)
Kĩ năng nhận xét, phân tích, giải thích, tính toán bảng số liệu.
Hướng dẫn giải (chi tiết)
Qua bảng số liệu, ta thấy: Tốc độ tăng trưởng GDP của Liên Bang Nga là có xu hướng tăng những không ổn định. Giai đoạn 1998 – 2005 tăng; 2005 – 2010 giảm; 2010 – 2013 tăng; 2013 – 2015 giảm => B sai và A, C, D đúng.
Cho các số liệu sau:
GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA NHẬT BẢN QUA CÁC NĂM (Đơn vị: Tỉ USD). Các mốc năm: 1990 – 2000 – 2010 – 2014, tương ứng với:
- Xuất khẩu: 287,6 - 479,2 - 833,7 - 815,5.
- Nhập khẩu: 235,4 - 379,5 - 768,0 - 958,4.
Theo bảng số liệu trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản trong giai đoạn 1990 - 2014?
A. Giá trị nhập khẩu tăng nhanh hơn.
B. Giá trị nhập khẩu tăng liên tục.
C. Giá trị xuất khẩu tăng liên tục.
D. Giá trị xuất khẩu tăng nhiều hơn.
(Xem gợi ý)
Kĩ năng nhận xét, phân tích, giải thích, tính toán bảng số liệu.
Hướng dẫn giải (chi tiết)
Qua bảng số liệu, ta thấy: Kim ngạch xuất – nhập khẩu của Nhật Bản ngày càng tăng, tiến tới sự cân bằng và 1990 – 2010 xuất siêu, năm 2014 nhập siêu; trong đó, giá trị nhập khẩu tăng nhiều hơn => D sai và A, B, C đúng.
Cho các số liệu sau:
GDP CỦA HOA KÌ VÀ MỘT SỐ CHÂU LỤC, NĂM 2004 VÀ NĂM 2014 (Đơn vị: Tỉ USD). Các nước/châu lục: Toàn thế giới – Hoa Kì – Châu Âu – Châu Á – Châu Phi, tương ứng với:
- Năm 2004: 40 887,8 - 11 667,8 - 14 146,7 - 10 092,9 - 790,3.
- Năm 2014: 76 858,2 - 17 419,0 - 21 785,9 - 25 223,7 - 2 066,6.
Theo bảng số liệu trên, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về GDP của Hoa Kì và một số châu lục năm 2004 và năm 2014?
A. Năm 2004, GDP của Hoa Kì bằng GDP của cả châu Á và châu Phi cộng lại.
B. So với năm 2004, GDP năm 2014 của châu Á tăng nhanh nhất.
C. GDP của toàn thế giới và các châu lục năm 2014 giảm so với năm 2004.
D. So với năm 2004, tỉ trọng GDP của Hoa Kì trong cơ cấu GDP thế giới năm 2014 giảm.
(Xem gợi ý)
Kĩ năng nhận xét, phân tích, giải thích, tính toán bảng số liệu.
Hướng dẫn giải (chi tiết)
Qua bảng số liệu, ta thấy: So với năm 2004, tỉ trọng GDP của Hoa Kì trong cơ cấu GDP thế giới năm 2014 giảm (22,7% so với 28,5%) => D đúng.
Cho các số liệu sau:
XUẤT, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ CỦA IN-ĐÔ-NÊ-XI-A, GIAI ĐOẠN 2010 - 2016 (Đơn vị: Triệu USD). Các mốc năm: 2010 – 2012 – 2014 – 2016, tương ứng với:
- Xuất khẩu: 183,5 - 225,7 - 210,5 - 181,5.
- Nhập khẩu: 169,2 - 229,4 - 217,5 - 179,7.
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018)
Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng về cán cân xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của In-đô-nê-xi-a, giai đoạn 2010 - 2016?
A. Giai đoạn 2010 đến 2016 đều xuất siêu.
B. Giá trị xuất siêu năm 2010 lớn hơn năm 2016.
C. Giá trị xuất khẩu lớn hơn giá trị nhập khẩu.
D. Giai đoạn 2010 đến 2016 đều nhập siêu.
(Xem gợi ý)
Kĩ năng nhận xét, phân tích, giải thích, tính toán bảng số liệu.
Hướng dẫn giải (chi tiết)
Qua bảng số liệu, rút ra một số nhận xét sau về cán cân xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của In-đô-nê-xi-a, giai đoạn 2010 – 2016:
- Hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu của In-đô-nê-xi-a có sự thay đổi.
- Năm 2010 (14,3 triệu USD), 2016 (1,8 triệu USD) xuất siêu và giá trị xuất siêu năm 2010 lớn hơn giá trị xuất siêu năm 2016 => Ý A, C sai và ý B đúng.
- Năm 2012, 2014 nhập siêu => Ý D sai.
Cho các số liệu sau:
TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC (GDP) THEO GIÁ HIỆN HÀNH CỦA MỘT SỐ NƯỚC (Đơn vị: tỉ USD). Các mốc năm: 2000 – 2005 – 2010 – 2012 – 2014 – 2016, tương ứng với:
- Cam-pu-chia: 3,6 – 6,6 – 11,2 – 14 – 16,8 – 20.
- Xin-ga-po: 91,5 – 127,4 – 199,6 – 289,3 – 284,6 – 305.
- Việt Nam: 31,2 – 57,6 – 115,9 – 156,7 – 186,2 – 205,3.
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)
Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh tổng sản phẩm trong nước của các quốc gia qua các năm?
A. Xin-ga-po luôn cao nhất và tăng liên tục.
B. Việt Nam tăng liên tục, tăng nhanh nhất.
C. Xin-ga-po tốc độ tăng GDP nhanh nhất.
D. Cam-pu-chia luôn thấp, tăng chậm nhất.
(Xem gợi ý)
Kĩ năng nhận xét, phân tích, giải thích, tính toán bảng số liệu.
Hướng dẫn giải (chi tiết)
Qua bảng số liệu, rút ra một số nhận xét sau khi so sánh tổng sản phẩm trong nước của các quốc gia qua các năm:
- Việt Nam và Campuchia có tổng sản phẩm trong nước tăng liên tục qua các năm, Xin-ga-po tăng nhưng không liên tục (2012 – 2014 giảm) => Ý A sai.
- Tổng sản phẩm trong nước của Xin-ga-po cao nhất (305,0 tỉ USD), tiếp đến là Việt Nam (205,3 tỉ USD) và Campuchia thấp nhất (20,0 tỉ USD).
- Tốc độ tăng trưởng: Xin-ga-po tăng 333,3%, Việt Nam tăng 658,0% và Cmapuchia tăng 555,6%. Như vậy, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, tiếp đến là Campuchia và Xin-ga-po có tốc độ tăng trưởng chậm nhất => Ý C, D sai và ý B đúng.
Cho các số liệu sau:
TỔNG GDP TRONG NƯỚC CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA, GIAI ĐOẠN 2010 – 2015 (Đơn vị: Triệu đô la Mỹ). Các mốc năm: 2010 – 2012 – 2013 – 2014 – 2015, tương ứng với:
- In-đô-nê-xi-a: 755094 – 917870 – 912524 – 890487 – 861934.
- Thái Lan: 340924 – 397291 – 419889 – 404320 – 395168.
- Xin-ga-po: 236422 – 289269 – 300288 – 306344 – 292739.
- Việt Nam: 116299 – 156706 – 173301 – 186205 – 193412.
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê 2017)
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về tốc độ tăng trưởng tổng GDP trong nước theo giá hiện hành của một số quốc gia, giai đoạn 2010-2015?
A. In-đô-nê-xi-a tăng liên tục.
B. Việt Nam tăng liên tục.
C. Thái Lan tăng chậm nhất.
D. Xin-ga-po tăng nhanh nhất.
(Xem gợi ý)
Kĩ năng nhận xét, phân tích, giải thích, tính toán bảng số liệu.
Hướng dẫn giải (chi tiết)
Tính tốc độ tăng trưởng tổng của các nước và so sánh.
- In-đô-nê-xi-a tăng không liên tục: 114,1% (chậm nhất).
- Việt Nam tăng liên tục: 166,3% (nhanh nhất).
- Thái Lan tăng không liên tục: 115,9%.
- Xin-ga-po tăng không liên tục: 123,8%.
Cho các số liệu sau:
TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP TRONG NƯỚC CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA, GIAI ĐOẠN 2010 – 2015 (Đơn vị: %). Các mốc năm: 2010 – 2012 – 2014 – 2015, tương ứng với:
- In-đô-nê-xi-a: 6,2 – 6 – 5 – 4,8.
- Ma-lai-xi-a: 7 – 5,5 – 6 – 5.
- Phi-lip-pin: 7,6 – 6,7 – 6,2 – 5,9.
- Thái Lan: 7,5 – 7,2 – 0,8 – 2,8.
- Việt Nam: 6,4 – 5,3 – 6 – 6,7.
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng nhất về tốc độ tăng trưởng GDP trong nước của một số quốc gia giai đoạn 2010 – 2015?
A. In-đô-nê-xi-a và Thái Lan giảm nhanh.
B. Ma-lai-xi-a và Phi-líp-pin tăng nhanh.
C. Việt Nam và Thái Lan tăng khá ổn định.
D. Phi-líp-pin có xu hướng giảm nhanh.
(Xem gợi ý)
Kĩ năng nhận xét, phân tích, giải thích, tính toán bảng số liệu.
Hướng dẫn giải (chi tiết)
So sánh tốc độ tăng trưởng GDP của 1 số quốc gia
- In-đô-nê-xi-a, Thái Lan giảm mạnh.
- Việt Nam tăng.
- Ma-lai-xi-a và Phi-líp-pin giảm.
Cho các số liệu sau:
TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA, NĂM 2012 VÀ 2015 (Đơn vị: Đô la Mỹ). Các quốc gia: In-đô-nê-xi-a – Thái Lan – Xin-ga-po – Việt Nam, tương ứng với;
- Năm 2012: 3701 – 2605 – 5915 – 54451 – 1748.
- Năm 2015: 3346 – 2904 – 5815 – 52889 – 2109.
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người của một số quốc gia, năm 2012 và 2015?
A. Xin-ga-po giảm chậm hơn In-đô-nê-xi-a.
B. Phi-líp-pin tăng chậm hơn Việt Nam.
C. Xin-ga-po tăng nhiều nhất.
D. Thái Lan giảm chậm nhất.
(Xem gợi ý)
Kĩ năng nhận xét, phân tích, giải thích, tính toán bảng số liệu.
Hướng dẫn giải (chi tiết)
Tính tốc độ tăng trưởng GDP của 1 số quốc gia:
- In-đô-nê-xi-a: 90,4% (giảm nhiều nhất).
- Thái Lan: 98,2% (giảm chậm nhất).
- Việt Nam: 120,7 (tăng nhanh nhất).
- Phi-líp-pin: 111,5 (tăng nhanh).
- Xin-ga-po: 91,15%.
Cho các số liệu sau:
TỔNG DỰ TRỮ QUỐC TẾ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA, NĂM 2010 VÀ 2015 (Đơn vị: Tỷ đô la Mỹ). Các quốc gia: Trung Quốc – Nhật Bản – Thái Lan – Việt Nam, tương ứng với:
- Năm 2010: 286,6 – 106,1 – 167,5 – 12,5.
- Năm 2015: 334,5 – 120,7 – 151,3 – 28,3.
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về tổng dự trữ quốc tế của một số quốc gia, năm 2010 và 2015?
A. Trung Quốc tăng ít hơn Nhật Bản.
B. Việt Nam tăng nhiều hơn Trung Quốc.
C. Thái Lan tăng chậm hơn Việt Nam.
D. Nhật Bản tăng ít hơn Việt Nam.
(Xem gợi ý)
Kĩ năng nhận xét, phân tích, giải thích, tính toán bảng số liệu.
Hướng dẫn giải (chi tiết)
Tính số tăng/giảm của tổng dự trữ quốc tế của một số quốc gia
- Trung Quốc: tăng 47,9 Tỷ đô la Mỹ.
- Nhật Bản: tăng 14,6 Tỷ đô la Mỹ.
- Việt Nam: tăng 15,8 Tỷ đô la Mỹ.
- Thái Lan: giảm 16,2 Tỷ đô la Mỹ.
Cho các số liệu sau:
XUẤT KHẨU VÀ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA NĂM 2015 (Đơn vị: Tỷ đô la Mỹ). Các quốc gia: Ma-lai-xi-a – Thái Lan – Xin-ga-po – Việt Nam, tương ứng với:
- Xuất khẩu: 210,1 – 272,9 – 516,7 – 173,3.
- Nhập khẩu: 187,4 – 228,2 – 438,0 – 181,8.
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ của một số quốc gia năm 2015?
A. Ma-lai-xi-a là nước nhập siêu.
B. Việt Nam là nước nhập siêu.
C. Thái Lan xuất siêu nhiều hơn Xin-ga-po.
D. Ma-lai-xi-a nhập siêu nhiều hơn Thái Lan.
(Xem gợi ý)
Kĩ năng nhận xét, phân tích, giải thích, tính toán bảng số liệu.
Hướng dẫn giải (chi tiết)
- Ma-lai-xi-a, Thái Lan, Xingapo đều có giá trị xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu => xuất siêu. Việt Nam có giá trị xuất khẩu nhỏ hơn nhập khẩu => Nhập siêu.
- Thái Lan xuất siêu: 44,7 Tỷ đô la Mỹ, Xin-ga-po xuất siêu: 78,7 Tỷ đô la Mỹ.
Cho các số liệu sau:
CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI (HDI) CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA, NĂM 2014 VÀ 2015. Các quốc gia: Nhật Bản – Hàn Quốc – Trung Quốc – Việt Nam, tương ứng với:
- Năm 2014: 0,891 – 0,898 – 0,727 – 0,666.
- Năm 2015: 0,903 – 0,901 – 0,738 – 0,683.
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về chỉ số phát triển con người của một số quốc gia, năm 2014 và 2015?
A. Nhật Bản tăng nhiều hơn Trung Quốc.
B. Trung Quốc tăng nhiều hơn Hàn Quốc.
C. Hàn Quốc tăng nhanh hơn Nhật Bản.
D. Việt Nam tăng nhiều hơn Hàn Quốc.
(Xem gợi ý)
Kĩ năng nhận xét, phân tích, giải thích, tính toán bảng số liệu.
Hướng dẫn giải (chi tiết)
Tính sự tăng lên của chỉ số phát triển con người
- Nhật Bản: 0,012.
- Hàn Quốc: 0,003 ít nhất.
- Việt Nam: 0,017 nhiều nhất.
- Trung Quốc: 0,011.
Cho các số liệu sau:
TUỔI THỌ BÌNH QUÂN CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA, NĂM 2016 (Đơn vị: Tuổi). Các quốc gia: In-đô-nê-xi-a – Phi-lip-pin – Thái Lan – Việt Nam, tương ứng với:
- Nam: 69 – 65 – 72 – 71.
- Nữ: 73 – 72 – 79 – 76.
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tuổi thọ bình quân của một số quốc gia, năm 2016?
A. Thái Lan cao nhất.
B. Việt Nam cao hơn Phi-líp-pin.
C. Phi-líp-pin thấp hơn In-đô-nê-xi-a.
D. In-đô-nê-xi-a cao hơn Việt Nam.
(Xem gợi ý)
Kĩ năng nhận xét, phân tích, giải thích, tính toán bảng số liệu.
Hướng dẫn giải (chi tiết)
Tính tuổi thọ bình quân của các quốc gia:
- Thái Lan: 75,5 cao nhất.
- Việt Nam: 73,5.
- Phi-líp-pin: 68,5 thấp nhất.
- In-đô-nê-xi-: 71.
Cho các số liệu sau:
TUỔI THỌ BÌNH QUÂN CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA, NĂM 2016 (Đơn vị: Tuổi). Các quốc gia: In-đô-nê-xi-a – Phi-lip-pin – Thái Lan – Việt Nam, tương ứng với:
- Nam: 69 – 65 – 72 – 71.
- Nữ: 73 – 72 – 79 – 76.
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây thứ tự sắp xếp giảm dần đúng tuổi thọ bình quân của một số quốc gia, năm 2016 là
A. Thái Lan, Phi-líp-pin, Việt Nam, In-đô-nê-xi-a.
B. Việt Nam, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan.
C. Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Thái Lan.
D. Thái Lan, Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin.
(Xem gợi ý)
Kĩ năng nhận xét, phân tích, giải thích, tính toán bảng số liệu.
Hướng dẫn giải (chi tiết)
Tính tuổi thọ bình quân của các quốc gia:
- Thái Lan: 75,5 cao nhất.
- Việt Nam: 73,5.
- Phi-líp-pin: 68,5 thấp nhất.
- In-đô-nê-xi-a: 71.
Cho các số liệu sau:
GDP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI, NĂM 2015 (Đơn vị: USD).
- Các nước phát triển
+ Quốc gia: Hoa Kì – Thụy Điển – Anh – Niu Di-lân.
+ GDP/người: 56116 – 50580 – 43876 – 37808.
- Các nước đang phát triển
+ Quốc gia: Cô-lôm-bi-a – In-đô-nê-xi-a – Ấn Độ – Kê-ni-a.
+ GDP/người: 6056 – 1818 – 1598 – 1337.
(Nguồn: Niên giám thống kê nước ngoài năm 2016, NXB Thống kê, 2017)
Căn cứ vào bảng số liệu trên, cho biết nhận xét cho sau đây là đúng?
A. GDP bình quân đầu người chênh lệch lớn giữa các nước phát triển và đang phát triển.
B. Các nước đang phát triển có GDP bình quân đầu người không đồng đều.
C. GDP bình quân đầu người không có sự chênh lệch giữa các thực phát triển và đang phát triển.
D. Các nước phát triển đều có GDP bình quân đầu người là trên 50.000 USD.
(Xem gợi ý)
Kĩ năng nhận xét, phân tích, giải thích, tính toán bảng số liệu.
Hướng dẫn giải (chi tiết)
Bảng số liệu cho thấy GDP bình quân đầu người chênh lệch lớn giữa các nước phát triển và đang phát triển.
- Hoa Kì có GDP/người cao nhất trong nhóm nước phát triển và gấp: 56116 / 1337= 42 lần Kê-ni-a và gấp 35 lần Ấn Độ.
- Niu Di-lân có GDP/người gấp: 37808 / 1337 = 28,3 lần Kê-ni-a,…
Cho các số liệu sau:
MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ DIỆN TÍCH VÀ DÂN SỐ CỦA CÁC QUỐC GIA KHU VỰC ĐÔNG NĂM Á, NĂM 2015. Các quốc gia: Bru-nây – Cam-pu-chia – Đông Ti-mo – In-đô-nê-xi-a – Lào – Ma-lay-xi-a – Mi-an-ma – Phi-lip-pin – Xin-ga-po – Thái Lan – Việt Nam – Toàn khu vực, tương ứng với:
- Diện tích (nghìn km2): 5,8 – 181 – 14,9 – 1919,9 – 236,8 – 330,8 – 676,6 – 300 – 0,7 – 513,1 – 331 – 4501,6.
- Số dân (triệu người): 0,4 – 15,4 – 1,2 – 255,7 – 6,9 – 30,8 – 52,1 – 104 – 5,5 – 65,1 – 91,7 – 627,8.
- Tỉ lệ dân thành thị: 77 – 21 – 32 – 53 – 38 – 74 – 34 – 44 – 100 – 49 – 34 – 47,6.
Quốc gia có tỉ lệ dân thành thị cao nhất là
A. Việt Nam.
B. Phi-lip-pin.
C. In-đô-nê-xi-a.
D. Xin-ga-po.
(Xem gợi ý)
Kĩ năng nhận xét, phân tích, giải thích, tính toán bảng số liệu.
Hướng dẫn giải (chi tiết)
Ba quốc gia có tỉ lệ dân thành thị cao nhất là Xin-ga-po (100%), Bru-nây (77%) và May-lay-xi-a (74%).
Cho các số liệu sau:
DIỆN TÍCH CAO SU CỦA CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ THẾ GIỚI (Đơn vị: Triệu ha). Các mốc năm: 1985 – 1995 – 2005 – 2013, tương ứng với:
- Đông Nam Á: 3,4 – 4,9 – 6,4 – 9.
- Thế giới: 4,2 – 6,3 – 9 – 12.
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2014, NXB Thống kê, 2015)
Nhận xét nào sau đây không đúng về sự thay đổi diện tích cao su của các nước Đông Nam Á và thế giới giai đoạn 1985 - 2013?
A. Diện tích cao su của Đông Nam Á tăng nhanh hơn của thế giới.
B. Diện tích cao su của thế giới tăng mạnh.
C. Tốc độ tăng diện tích cao su của Đông Nam Á chậm hơn của thế giới.
D. Diện tích cao su Đông Nam Á tăng liên tục.
(Xem gợi ý)
Kĩ năng nhận xét, phân tích, giải thích, tính toán bảng số liệu.
Hướng dẫn giải (chi tiết)
Dựa vào BSL ta có 1 số nhận xét về sự thay đổi diện tích cao su của các nước Đông Nam Á và thế giới giai đoạn 1985 – 2013:
- Diện tích cao su của thế giới tăng mạnh (gấp 3 lần) => B đúng.
- Tốc độ tăng diện tích cao su của Đông Nam Á (264,7%) chậm hơn của thế giới (285,7%) => C đúng, A sai.
- Diện tích cao su Đông Nam Á tăng liên tục => D đúng.