Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất - Lịch sử lớp 9

Lý thuyết tóm tắt và bài tập trắc nghiệm bài 14 Lịch Sử 9 Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Lý thuyết Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất

I. Chương trình khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp

1. Nguyên nhân

- Là nước thắng trận nhưng đất nước Pháp lại bị tàn phá nặng nề, nền kinh tế kiệt quệ.
-> bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra.

2. Nội dung

- Nông nghiệp: tăng cường đầu tư vốn, chủ yếu vào đồn điền cao su.
- Công nghiệp: 
+ Chú trọng khai thác mỏ, nhiều công ti mới ra đời.
+ Mở thêm một số công nghiệp chế biến.
- Thương nghiệp: phát triển, độc quyền đánh thuế hàng hóa các nước vào việt Nam.
- Giao thông vận tải: đầu tư phát triển thêm.
- Ngân hàng Đông Dương: chi phối hoạt động kinh tế ở Đông Dương .

II. Các chính sách chính trị, văn hóa, giáo dục

1. Chính trị: 

- Thực hiện chính sách “chia để trị”.
- Nắm mọi quyền hành.
- Chia rẽ dân tộc, tôn giáo.
- Triệt để lợi dụng bộ máy cường hào ở nông thôn.
- Cấm đoán tự do dân chủ.
- Vừa đàn áp khủng bố, vừa mua chuộc dụ dỗ.

2. Văn hóa, giáo dục:

- Khuyến khích các hoạt động mê tín dị đoan, các tệ nạn xã hội.
- Trường học mở rất hạn chế.
- Xuất bản sách báo tuyên truyền cho chính sách khai thác hóa.

III. Xã hội Việt Nam phân hóa

1. Giai cấp địa chủ phong kiến

- Làm tay sai áp bức bóc lột nhân dân.
- Bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.

2. Giai cấp tư sản

- Tư sản mại bản làm tay sai cho Pháp.
- Tư sản dân tộc ít nhiều có tinh thần dân tộc.

3. Tầng lớp tiểu tư sản

- Tăng nhanh về số lượng. 
- Đời sống bấp bênh.
- Có tinh thần hăng hái cách mạng.

4. Giai cấp nông dân

- Bị bóc lột nặng nề.
- Là lực lượng hăng hái và đông đảo của cách mạng.

5. Giai cấp công nhân

- Phát triển nhanh về số lượng và chất lượng.
- Bị áp bức bóc lột nặng nề.
- Là lực lượng tiên phong và lãnh đạo cách mạng.


Học Tin Học