Lý thuyết tóm tắt và bài tập trắc nghiệm bài 15 Lịch Sử 9 Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 - 1925)
Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây
- Cách mạng tháng Mười Nga, phong trào giải phóng dân tộc ở phương Đông và phong trào công nhân ở các nước tư bản phương Tây gắn bó chặt chẽ, chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc.
- Làn sóng cách mạng dâng cao trên toàn thế giới.
- Tháng 3 – 1919, Quốc tế Cộng Sản được thành lập, đánh dấu một giai đoạn mới trong quá trình phát triển của cách mạng thế giới.
- Sự ra đời của Đảng Cộng sản Pháp (1920), Đảng Cộng sản Trung Quốc,..
- Muốn vươn lên giành vị trí khá hơn trong nền kinh tế .
- Phát động phong trào chấn hưng nội hóa (1919 ), chống độc quyền cảng Sài Gòn và độc quyền xuất cảng lúa gạo Nam Kì (1923), hành lập Đảng Lập hiến.
- Do bị chèn ép, bạc đãi, khinh rẻ, đời sống bấp bênh.
- Đấu tranh với nhiều hình thức phong phú: báo chí, ám sát, mít tinh, biểu tình.
+ Thành lập những tổ chức chính trị: Việt Nam nghĩa đoàn, Hội Phục Việt, Đảng Thanh niên,..
+ Xuất bản sách báo, lập ra những nhà xuất bản tiến bộ.
+ Đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu (1925) và để tang Phan Châu Trinh.
- Thế giới: phong trào cách mạng phát triển và lan rộng.
- Trong nước: chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp làm số lượng công nhân tăng lên nhanh chóng, đời sống cơ cực.
- Năm 1922, đấu tranh của công nhân các sở công thương Bắc Kì.
- Năm 1924, có nhiều cuộc đấu tranh của công nhân ở Nam Định, Hà Nội, Hải Dương.
- 8/1925, cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son.
-> tuy đấu tranh lẻ tẻ, mang tính tự phát, nhưng ý thức giai cấp, chính trị ngày càng phát triển.