Phong trào cách mạng trong những năm 1930 - 1935 - Lịch sử lớp 9

Lý thuyết tóm tắt và bài tập trắc nghiệm bài 19 Lịch Sử 9 Phong trào cách mạng trong những năm 1930 - 1935

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Lý thuyết Phong trào cách mạng trong những năm 1930 - 1935

I.Việt Nam trong thời kì khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933)

1. Kinh tế

- Công nông nghiệp suy sụp.
- Xuất khẩu đình đốn.
- Hàng hóa khan hiếm.

2. Xã hội

- Đời sống mọi tầng lớp, giai cấp gặp khó khăn.
- Mâu thuẫn xã hội sâu sắc.
- Thực dân Pháp tăng cường sưu thuế, đẩy mạnh khủng bố, đàn áp.

II. Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao là Xô viết Nghệ – Tĩnh

1. Nguyên nhân

- Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.
- Đời sống nhân dân khổ cực.
- Đảng ra đời, tập hợp quần chúng nhân dân đấu tranh.

2. Diễn biến

- Phong trào đấu tranh của quần chúng bùng lên mạnh mẽ từ năm 1929 trên cả 3 miền Bắc-Trung-Nam. Tiêu biểu là:
+ Các cuộc đấu tranh của công nhân: cuộc bãi công của công nhân đồn điền cao su Phú Riềng, cuộc bãi công của công nhân nhà máy sợi Nam Định, nhà máy xi măng Hải Phòng, nhà máy cưa Bến Thủy (Vinh),…
+ Các cuộc đấu tranh của nông dân diễn ra ở Thái Bình, Hà Nam, Nghê Tĩnh, … đòi giảm sưu thuế, chia lại ruộng đất,…
-Kỷ niệm Quốc tế lao động, phong trào lan rộng ra khắp toàn quốc, xuất hiện truyền đơn, cờ Đảng.
-Hình thức: mít tinh, biểu tình tuần hành ở các thành phố lớn…
* Đỉnh cao Xô viết Nghệ- Tĩnh
- Diễn biến:
+ Tháng 9/1930 phong trào đấu tranh quyết liệt, đấu tranh với mục đích chính trị kết hợp với kinh tế.
+ Hình thức: Tuần hành thị uy, biểu tình có vũ trang tự vệ, tấn công vào cơ quan chính quyền địa phương.

3. Kết quả

- Chính quyền của phong kiến, đế quốc tan rã ở nhiều nơi.
- Chính quyền Xô Viết được thành lập.
- Từ giữa 1931 phong trào tạm lắng xuống.

4. Ý nghĩa

- Chứng tỏ tinh thần dấu tranh oanh liệt và năng lực cách mạng của nhân dân.
- Là bước tập dượt đầu tiên chuẩn bị cho Cách mạng tháng 8 thành công sau này.


Học Tin Học