Lý thuyết tóm tắt và bài tập trắc nghiệm bài 25 Lịch Sử 9 Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950)
Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây
a. Âm mưu của Pháp
- Thực dân Pháp muốn cướp nước ta một lần nữa.
b. Chủ trương của ta:
- Ngày 18 -> 19.12.1946, Ban thường vụ trung ương Đảng học phát động toàn quốc kháng chiến.
- Tối 19.12.1946, Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”.
- Đêm 19.12.1946, tiếng súng kháng chiến bắt đầu.
-Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh.
+ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh.
+ Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng.
+ Kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổng Bí thư Trường Trinh.
- Mở đầu kháng chiến toàn quốc là cuộc chiến đấu của nhân dân ở Hà Nội và các đô thị phía Bắc tao thế trận chiến đấu lâu dài.
- Hà Nội mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc. Đến ngày 17/2/1947, Trung đoàn Thủ đô rút khỏi vòng vây của địch ra căn cứ an toàn.
- Tại các thành phố Nam Định, Huế, Đà Nẵng,…quần chúng chủ động tiến công, giam địch cuối cùng chủ động rút khỏi thành phố ra căn cứ an toàn.
- Phối hợp với nhân dân phía Bắc còn có nhân dân ở các tỉnh phía Nam.
- Tạo ra thế trận cho chiến tranh nhân dân.
- Chuẩn bị cho cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện.
a. Âm mưu
- Thực hiện kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh.
b. Diễn biến
- Ngày 7.10.1947, tấn công bằng hai đường: bộ và quân nhảy dù, tạo thành hai gọng kìm bao vây căn cứ Việt Bắc.
- Ngày 9.10.1947, cánh quân thuỷ và bộ tấn công bao vây phía Tây căn cứ Việt Bắc.
a. Diễn biến
- Tại Bắc Cạn: quân dân ta chủ động phản công bao vây, chia cắt địch.
+ Ở hướng Đông: quân ta phục kích chặn địch trên đường số 4 ở Bản Sao và đèo Bông Lau.
+ Ở hướng Tây: quân ta phục kích địch ở sông Lô, Đoan Hùng, Khe Lau .
b. Kết quả: Pháp rút khỏi Việt Bắc
c. Ý nghĩa
- Căn cứ địa Việt Bắc được bảo toàn, bộ đội chủ lực ngày càng trưởng thành.
- Làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của Pháp.
- Chuyển sang đánh lâu dài.
- Thực hiện chính sách: “Dùng người Việt trị người Việt”; “Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”.
- Chính trị và ngoại giao:
+ Uỷ ban kháng chiến hành chính các cấp được củng cố và kiện toàn.
+ Đầu 1950, Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân đặt quan hệ ngoại giao với ta.
- Kinh tế:
+ Phá hoại kinh tế địch, xây dựng nền chính trị tự cung tự cấp.
- Văn hoá, giáo dục: cải cách giáo dục phổ thông.