Bài 27: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Việt Nam - Lịch sử lớp 8

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Lý thuyết bài 27: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Việt Nam

I. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897 - 1914)

1. Tổ chức bộ máy Nhà nước

   - Thực dân Pháp thành lập Liên bang Đông Dương, gồm Việt Nam, Cam-pu-chia và Lào, đứng đầu là viên Toàn quyền người Pháp.
   - Việt Nam bị chia làm ba xứ với ba chế độ cai trị khác nhau:Bắc Kì là xứ nửa bảo hộ,Trung Kì theo chế độ bảo hộ, Nam kì theo chế độ thuộc địa. Mỗi xứ gồm nhiều tỉnh; đứng đầu xứ và tỉnh là các viên quan người Pháp. Dưới tỉnh là phủ, huyện, châu. Đơn vị hành chính cơ sở ở Việt Nam vẫn là làng xã, do các chức dịch địa phương cai quản. Bộ máy chính quyền từ trung ương đến cơ sở đều do thực dân Pháp chi phối.

2. Chính sách kinh tế

   - Thực dân Pháp đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất. Bọn chủ đất mới vẫn áp dụng phương pháp bóc lột nông dân theo kiểu phát canh thu tô.
   - Pháp tập trung vào khai thác than và kim loại. Sau công nghiệp khai thác, các nghành sản xuất xi măng, điện nước,ché biến gỗ, xay xát gạo... cũng đem lại cho chúng một nguồn lợi lớn.
   - Pháp xây dựng hệ thống giao thông vận tải để tăng cường việc bóc lọt kinh tế và đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.
   - Để nắm giữ độc quyền tị trường Việt Nam, hàng hóa của Pháp nhập vào bị đánh thuế rất nhẹ hoặc được miễn thuế. Hàng hóa nước khác bị đánh thuế rất cao. Hàng hóa nước ta chủ yếu là xuất sang Pháp.
   - Pháp tiến hành đánh các thứ thuế mới, chồng lên các thuế cũ đã có từ trước khi Pháp tới. Nặng nhất là thuế muối,thuế rượu, thuế thuốc phiện.

3. Chính sách văn hóa,giáo dục

   - Cho đến năm 1919, Pháp vẫn duy trì chế độ giáo dục của thời phong kiến, song trong một số kì thi có thêm môn tiếng Pháp. Về sau, do nhu cầu học tập của con em quan chức thực dân và để tạo một lớp người bản xứ phục vụ cho việc cai trị, chính quyền Pháp ở đông Dương bắt đầu mở trường học mới cùng một số cơ sở y tế, văn hóa.

II. Những biến chuyển của xã hội Việt Nam

1. Các vùng nông thôn

   - Giai cấp địa chủ phong kiến là tay sai cho Pháp, số lượng ngày càng đông thêm. Một bộ phận câu kết với đế quốc để áp bức, bóc lột nhân dân. Một số địa chủ vừa và nhỏ còn có tinh thần yêu nước
   - Cuốc sống của người nông dân cơ cực trăm bền. Ở lại nông thôn hay ra thành thị, cuộc sống của họ đều lâm vào cảnh nghèo khổ, không lối thoát. Căm ghét chế độ bóc lột của thực dân Pháp cộng với ý thức dân tộc sâu sắc, nông dân sẵn sàng hưởng ứng, tham gia các cuộc đấu tranh để có thể giúp họ giành được tự do và no ấm.

2. Đô thị phát triển, sự xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới

   - Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, đô thị Việt Nam phát triển ngày càng nhiều. Ngoài Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn - Chợ Lớn còn có Nam Định, Vinh, Đà Nẵng...
   - Cùng với sự phát triển đô thị, một tầng lớp tư sản đâu tiên đã xuất hiện.
   - Một tầng lớp đông đảo cũng xuất hiện trong giai đoạn này đó là tiểu tư sản thành thị.
   - Công, thương nghiệp thuộc địa phát triển,dẫn đến sự hình thành đội ngũ công nhân,lúc đó có khoảng 10 vạn người.

3. Xu hướng mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc

   - Trong lúc xã hội Việt Nam phân hóa sâu sắc thì vào những năm đầu thế kỉ XX, các tu tưởng dân chủ tư sản ở châu Âu được truyền bá vào nước ta qua sách báo của Trung Quốc, Việc Nhật Bản đi theo con đường tư bản chủ nghĩa và trở nên giàu mạnh cũng kích thích nhà yêu nước muốn noi gương theo con đương cứu nước của Nhật Bản.
   - Với lòng yêu nước nồng nàn và sự hiểu biết mới, những trí thức Nho học tiến bộ Việt Nam lao vào cuộc vận động cứu nước theo con đường dân chủ tư sản.


Học Tin Học