Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây
- Các quốc gia Đông Nam Á có vị trí địa lý quan trọng, giàu tài nguyên nên sớm trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây.
- Nhân khi chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á đang suy yếu, vào nửa sau thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đã đảy mạnh các cuộc chiến tranh xâm chiếm thuộc địa
- Thực dân Anh xâm chiếm Mã Lai, Miến Điện; Pháp chiếm Việt Nam, Cam-pu-chia, Lào; Tây Ban Nha rồi Mĩ chiếm Phí-líp-pin; Hà Lan và Bồ Đào Nha thôn tính In-đô-nê-xi-a; chỉ có Xiêm thoát khỏi tình trạng là nước thuộc địa.
- Các cuộc kháng chiến chống thực dân lần lượt thất bại vì lực lượng bọn xâm lược mạnh, chính quyền phong kiến ở nhiều nước đầu hàng, làm tay sai; cuộc đấu tranh của nhân dân thiếu tổ chức và thiếu lãnh đạo chặt chẽ
- Sau khi thôn tính và biến các nước Đông Nam Á thành thuộc địa, thực dân phương Tây đã tiến hành những chính sách cai trị hà khắc: vơ vét, đàn áp, chia để trị
- Ở In-đô-nê-xi-a, nhiều tổ chức yêu nước của trí thức tư sản tiến bộ ra đời, thu hút đông đảo nhân dân tham gia. Từ sau năm 1905, nhiều tổ chức công đoàn được thành lập và bước đầu truyền bá chủ nghĩa Mác
- Cuộc cách mạng 1896 - 1898 bùng nổ dẫn tới sự ra đời nước Cộng hòa Phi-líp-pin, nhưng sau đó bị đế quốc Mĩ thôn tính
- Ở Cam-pu-chia, ngay sau khi vua Nô-rô-đôm kí hiệp ước thừa nhận nền đô hộ của Pháp năm 1863, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa do A-cha-xoa lãnh đạo ở Ta-keo và cuộc khởi nghĩa dưới sự chỉ huy của nhà sư Pu-côm-bô ở Cra-chê
- Năm 1901, nhân dân Xa-van-na-khét tiến hành cuộc đấu tranh vũ trang dưới sự lãnh đạo của Pha-ca-đuốc. Cùng năm đó, một cuộc khởi nghĩa khác nổ ra ở cao nguyên Bô-lô-ven,lan sang Việt Nam, kéo dài đến 1907 mới bị dập tắt
- Ở Miến Điện,cuộc kháng chiến chống thực dân Anh (1885) đã diễn ra rất anh dũng nhưng bị thất bại.
- Ở Việt Nam, nên cạnh phong trào Cần vương, làn sóng đấu tranh chống Pháp diễn ra ở khắp nơi. Tiêu biểu là phong trào Yên Thế (1884 - 1913).