Ấn Độ thời phong kiến
Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây
- Tên gọi của đất nước Ấn Độ bắt nguồn từ dòng sông Ấn. Dọc theo bờ sông Ấn, khoảng 2500 năm TCN, xuất hiện những thành thị của người Ấn, sau đó 1500 năm TCN, một số thành thị khác mới được hình thành trên lưu vực sông Hằng ở miền Đông Bắc Ấn. Các thành thị, tiểu vương quốc dân liên kết thành nước Ma-ga-đa ở vùng hạ lưu sông Hằng.
- Đến cuối thế kỉ II TCN, A-sô-ca đã mở mang bờ cõi xuống Nam Ấn và đưa đất nước trở nên hùng mạnh
- Từ sau thế kỉ III TCN trở đi, Ấn Độ bị chia thành nhiều quốc gia nhỏ, tới đầu thế kỉ IV, Ấn Độ thống nhất lại dưới vương triều Gúp-ta.
- Thời vương triều Gúp-ta là thời kì thống nhất, phục hưng và phát triển của miền bắc Ấn Độ về kinh tế - xã hội, văn hóa. Người Ấn Độ đã biết sử dụng rộng rãi công cụ bằng sắt
-Thời kì hưng thịnh của triều đại này kéo dài từ thế kỉ V đến thê kỉ VI thì bị diệt vong
- Đến thế kỉ XII, Vương triều Hồi giáo Đê-li được người Thổ Nhĩ Kì theo đọa Hồi lập nên. Quý tộc Hồi giáo vừa chiếm đoạt ruộng đất của người Ấn, cấm đoán đạo Hin-đu
- Đầu thế kỉ XVI, người Mông Cổ tấn công Ấn Độ, lật đổ vương triều Hồi giáo, lập nên vương triều Ấn Độ Mô-gôn. Vua A-cơ-ba xóa bỏ kì thị tôn giáo, khôi phục kinh tế văn hóa...
- Vương triều Mô-gôn tồn tại đến giữa thế kỉ XIX thì thực dân Anh lật đổ. Ấn Độ trở thành thuộc địa của Anh.
- Ấn Độ là nước có nền văn hóa lâu đời, là một trong những trung tâm văn minh lớn của loài người.
- Người Ấn Độ đã có chữ viết riêng từ rất sớm, phổ biến nhất là chữ Phạn. Kinh Vê-đa viết bằng chữ Phạn là bộ kinh cầu nguyện xưa nhất của đạo Bà-la-môn và đạo Hin-đu
- Nền văn học Hin-đu với các giáo lí, chính luận, sử thi... đã có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội Ấn Độ
- Nghệ thuật kiến trúc cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của các tôn giáo.