Bài 3: Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại ở châu Âu - Lịch sử lớp 7 - sách cũ

Phong trào văn hóa Phục Hưng và phong trào cải cách tôn giáo

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Lý thuyết bài 3: Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại ở châu Âu

1. Phong trào văn hóa Phục hưng (thế kỉ XIV - XVII)

   - Quê hương của phong trào văn hóa Phục hưng là nước Ý, từ đó lan nhanh sang các nước Tây Âu khác và trở thành một trào lưu rộng lớn
   - Bằng những tác phẩm của các nhà văn hóa, khoa học thiên tài, họ đã lên án nghiêm khắc Giáo hội Ki-tô và đả phá trật tự xã hội phong kiến. Giá trị chân chính của con người được đề cao; con người phải được tự do phát triển. Văn hóa Phục hưng còn đề cao khoa học tự nhiên, xây dựng thế giới quan duy vật tiến bộ
   - Phong trào văn hóa Phục hưng không chỉ có vai trò tích cực là phát động quần chúng đấu tranh chống lại xã hội phong kiến mà còn là "cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại", mở đường cho sự phát triển coa hơn của văn hóa châu Âu và văn hóa nhân loại.

2. Phong trào Cải cách tôn giáo

    - Giai cấp phong kiến châu Âu lấy Kinh thánh của đạo Ki-tô làm cơ sở tư tưởng chính thống của mình và dựa vào Giáo hội để thống trị nhân dân về mặt tinh thần. Giai cấp tư sản đòi thay đổi và cải cách tổ chức đó
    - Những tư tưởng cải cách của Lu-thơ nhanh chóng lan rộng sang Thụy Sĩ, Anh...Tại Thụy Sĩ, một giáo phái cải cách khác ra đời đó là đạo Tin Lành do Can-Vanh sáng lập, được
đông đảo nhân dân tin theo
   - Đạo Ki-tô bị chia thành hai giáo phái: Ki-tô giáo cũ và tôn giáo cải cách. Hai giáo phái này luôn mâu thuẫn, xung đột nhau. Phong trào cải cách tôn giáo làm bùng lên cuộc "chiến tranh nông dân Đức", là cuộc đấu tranh vũ trang đầu tiên của nông dân dưới ngọn cờ của tư sản chống phong kiến ở châu Âu.


Học Tin Học