Bài 26: Sự phát triển của văn hóa dân tộc cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX - Lịch sử lớp 7 - sách cũ

Văn học, nghệ thuật và giáo dục, khoa học - kĩ thuật

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Lý thuyết bài 26: Sự phát triển của văn hóa dân tộc cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX

I. Văn học, nghê thuật

1. Văn học

   - Đến cuối thế kỉ XVIII, nền van học dân gian ở nước ta càng phát triển rực rỡ dưới nhiều hình thức phong phú, từ tục ngữ, ca dao đến truyện thơ dài, truyện tiếu lâm. Trải qua nhiều thế kỉ, văn học viết bằng chữ Nôm phát triển đến đỉnh cao, tiêu biểu là Truyện Kiều của Nguyễn Du. Đây là tác phẩm kiệt xuaasrt của Nguyễn Du, làm rạng rỡ nền văn học dân tộc. Nội dung Truyện Kiều phản ánh những bất công và tội ác trong xã hội phong kiến
   - Có thể kể thêm các tác phẩm nổi tiếng như Chinh phụ ngâm khúc, Cung oán ngâm khúc, thơ của Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan. Hồ Xuân Hương là nhà thơ châm biếm nổi tiếng. Thơ của bà đả kích sâu cay vua quan phong kiến, bênh vực quyền sống của phụ nữ
- Văn học Việt Nam thời kì này phản ánh phong phú và sâu sắc cuộc sống xã hội đương thời cũng như những thay đổi trong tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của con người Việt Nam.

2. Nghệ thuật

   - Văn học dân gian phát triển phong phú. Nghệ thuật sân khấu, tuồng, chèo, phổ biến khắp nơi
   - Hàng loạt tranh dân gian xuất hiện, đậm đà bản sắc dân tộc và truyền thống yêu nước, nổi tiếng nhất là dòng tranh Đông Hồ
   - Các công trình kiến trúc nổi tiếng thời kì này là chùa Tây Phương, đình làng Đình Bảng. Sang thế kỉ XIX, có cung điện lăng tẩm các vua Nguyễn ở Huế, Khuê văn các ở Văn Miếu
   - Nghệ thuật tạc tượng lúc bấy giờ thể hiện tài năng bậc thầy của nghệ nhân nước ta.

II. Giáo dục, khoa học - kĩ thuật

1. Giáo dục, thi cử

   - Thời Tây Sơn, Quang Trung lập ra Chiếu lập học chấn chỉnh lại việc học tập, thi cử; cho mở trường công ở các xã để con em nhân dân đi học; đưa chữ Nôm vào thi cử
   - Đến nửa đâu thế kỉ XIX, Quốc tử giám được đặt ở Huế, lấy con em quan lại, thổ hào và những người học giỏi ở các địa phương vào học. Năm 1836, Minh Mạng cho thành lập "Tứ dịch quán" để dạy tiếng nước ngoài.

2. Sử học, địa lí, y học

   - Việc biên soạn lịch sử, địa lí có những bước tiên quan trọng. Triều Tây Sơn có bộ Đại Việt sử kí tiền biên. Sử quán triều Nguyễn có Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện...
Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú là những tác giả tiêu biểu của thời kì này
   - Các tác phẩm nổi tiếng của Lê Quý Đôn là Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục... Phan Huy Chú là tác giả bộ Lịch triều hiến chương loại chí
   - Về y học có Lê Hữu Trác (Hải Thượng Lãn Ông) là người thầy thuốc có uy tín lớn ở thế kỉ XVIII. Ông có cống hiến xuất sắc vào nền y học và dược học của dân tộc, đặc biệt là bộ sách Hải Thượng y tông tâm lĩnh.

3. Những thành tựu về kĩ thuật

   - Từ thế kỉ XVIII, một số kĩ thuật tiên tiến của phương Tây đã ảnh hưởng vào nước ta. Thợ thủ công Nguyễn Văn Tú học được nghề làm đồng hồ và kính thiên lí sau hai năm sống ở Hà Lan. Thợ thủ công của nhà nước thời Nguyền chế tạo được máy xẻ gỗ chạy bằng sức nước và thí nghiệm thành công tàu thủy chạy bằng máy hơi nước
   - Năm 1839, thợ thủ công đóng xong một chiế tàu thủy chạy bằng máy hơi nước
   - Những thành tự kĩ thuật nói trên chứng tỏ tài năng sáng tạo của người thợ thủ công nước ta lúc bấy giờ.


Học Tin Học