Phục hồi kinh tế, xây dựng văn hóa dân tộc và chính sách quốc phòng ngoại giao
Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây
- Ở cuối thế kỉ XVIII, đất nước trải qua chiến tranh loạn lạc kéo dài. Đồng ruộng bỏ hoang, công thương nghiệp đình trệ
- Vua Quang Trung bắt tay xây dựng chính quyền mới, đóng đô ở Phú Xuân. Ông kịp thời đề ra những biện pháp thiết thực để khôi phục kinh tế. Chiếu khuyến nông được ban hàng
để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong.
- Quang Trung đã bãi bỏ hoặc giảm nhẹn nhiều loại thuế. Ông yêu cầu nhà Thanh "mở của ải, thông chợ búa, khiến cho hàng hóa không ngưng đọng, làm lợi cho sự tiêu dùng của dân". Nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần
- Về văn hóa, giáo dục, Quang Trung cũng ban bố Chiếu lập học. Các huyện, xã được nhà nước khuyến khích mở trường học
- Vua Quang Trung dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước. Ông giao cho Nguyễn Thiếp lập Viện sùng chính để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm, làm tài liệu học tập.
- Quân xâm lược nhà Thanh bị đánh tan nhưng nền an ninh và toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc vẫn còn bị đe dọa. Phía bắc, thế lực Lê Duy Chỉ lén lút hoạt động ở vùng biên giới VIệt - Trung. Phía nam, Nguyễn Ánh cầu viện tư bản Pháp và chiếm lại Gia Định
- Nhận rõ nguy cơ, Quang Tring khẩn trương xây dựng quân đội mạnh. Ông tiếp tục thi hành chế độ quân dịch, ba suất đinh lấy một suất lính. Quân đội gồm bộ binh, thủy binh, tượng binh và kị binh; chiến thuyền có nhiêu loại
- Về ngoại giao, chủ trương đối với nhà Thanh là mềm dẻo nhưng kiên quyết bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc
- Ở phía nam, Nguyễn Ánh tìm cách đánh ra Quy Nhơn. Quang Trung mở cuộc tân công tiêu diệt lực lượng Nguyễn Ánh. Kế hoạch đang tiến hành thì Quang Trung đột ngột mất vào ngày 16 - 9 - 1792,
- Quang Trung mất, Quang Toản lên ngôi nhưng không đủ năng lực và uy tín điều hành công việc quốc gia. Nội bộ triều đình Phú Xuân nảy sinh mâu thuẫn, suy yếu nhanh chóng.