Bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV - Lịch sử lớp 7 - sách cũ

Tình hình kinh tế - xã hội nhà Trần cuối thế kỉ IV và nhà Hồ, cải cách của Hồ Quý Ly

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Lý thuyết bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV

I. Tình hình kinh tế - xã hội

1. Tình hình kinh tế

   - Từ nửa sau thế kỉ XIV, nhà nước không còn quan tâm đến sản xuất nông nghiệp nên nhiều năm bị mất mùa, đói kém. Nông dân phải bán ruộng đất, vợ con cho các quý tộc, địa chủ giàu có và biến thành nô tì, bị bóc lột nặng nề
   - Vương hầu, quý tộc, nhà chùa, địa chỉ vẫn nắm nhiều ruộng đất. Ruộng đất công bị xâm lấn, khẩu phần ruộng đất của nông dân bị thu hẹp, đời sống ngày càng bấp bênh, cực khổ. Nhưng triều đình vẫn bắt dân nghèo mỗi năm phải nộp ba quan tiền thuế đinh.

2. Tình hình xã hội

   - Quan lại, vương hầu, quý tộc thả sức ăn chơi xa hoa, bắt quân, dân xay dinh thự, chùa chiền liên miên. Trong triều, nhiều kẻ tham lam, nịnh thần làm rối loạn kỉ cương phép nước, triều chính bị lũng đoạn
   - Nhà Trần càng suy sụp hơn sau khi Trần Dụ Tông chết và Dương Nhật Lễ lên nắm quyền
   - Nhà Trần bất lực trong việc đối phó với cuộc tấn công của Cham-pa và yêu sách ngang ngược của nhà Minh, đời sống nhân dân ngày càng khổ cực
   - Đầu năm 1344, Ngô Bệ hô hào nông dân ở Yên Phụ đứng lên khởi nghĩa. Bị quân đội triều đình đàn áp, khởi nghĩa thất bại. Đến 1358, Ngô Bệ lại nổi dậy ở Hải Dương, đến đầu năm 1360 thì bị giết
   - Năm 1379, Nguyễn Thanh tụ tập nông dân khởi nghĩa, hoạt động ở vùng sông Chu. Nguyễn Kỵ cũng xưng vương, hoạt động ỏ Nông Cống. Cùng năm 1379, Nguyễn Bố nổi dậy ở Băc Giang
   - Đến năm 1390, nhà sư Phạm Sư Ôn hô hào nông dân nổi dậy ở Quốc Oai, hoạt động ở vùng Sơn Tây, kéo quân đánh chiếm THăng Long ba ngày. Vua Trần bỏ chạy lên Bắc Giang, sau đó cuộc khởi nghĩa bị đàn áp
   - Năm 1399, Nguyễn Nhữ Cái nổi dậy, hoạt động ở Sơn Tây, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang. Đến năm 1400, cuộc khởi nghĩa bị đàn áp.

II. Nhà Hồ và cải cách của Hồ Quý Ly

1. Nhà Hồ thành lập (1400)

   - Cuối thế kỉ XIV, nhà Trần suy yếu, làng xã tiêu điều, dân đinh giảm sút. Nhà Trần không còn đủ sức giữ vai trò của mình, giữa lúc đó xuất hiện nhân vật mới là Hồ Quý Ly

2. Những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly

   - Về chính trị, ông cải tổ hàng ngũ võ quan, thay thế các quan võ cao cấp do quý tộc tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những người không phải họ Trần nhưng có tài năng, thân cận với mình
   - Hồ Quý Ly cho đổi tên một số đơn vị hàng chính cấp trấn và quy định cụ thể, rõ ràng cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp. Ông đặt lệ cử các quan ở triều đình về các lộ thăm hỏi đời sống nhân dân,tìm hiểu tình hình làm việc của quan lại
   - Về kinh tế tài chính, ông cho phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng, ban hàng chính sách hạn điền, quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng
   - Về xã hội, ban hành chính sách hạn chế số nô tì được nuôi của các vương hầu, quý tộc, quan lại. Những năm có nạn đói, nhà Hồ lệnh cho các quan địa phương đi khám xét, bắt nhà giàu thừa thóc phải bán cho dân đói, tổ chức nơi chữa bệnh cho dân
   - Về văn hóa, giáo dục, ông bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục, cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để dạy cho vua Trần và phi tần cung nữ; sửa đổi chế độ thi cử, học tập
   - Về quân sự, Hồ Quý Ly thực hiện một số biện pháp nhằm tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng.

3. Ý nghĩa, tác dụng của cải cách Hồ Quý Ly

   - Hồ Quý Ly đã thực hiện cuộc cải cách khá toàn diện để đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng, chứng tỏ ông là nhà cải cách có tài, là người yêu nước thiết tha
   - Những cải cách đó góp phần hạn chế tệ tập tring ruộng đất của giai cấp quý tộc, địa chủ, làm suy yếu thế lực của quý tộc tôn thất nhà Trần, tăng nguồn thu nhập, quyền lực của nhà nước
   - Cải cách văn hóa, giáo dục có nhiều tiến bộ.


Học Tin Học