Bài 7: Những chuyển biến trong đời sống kinh tế - Lịch sử lớp 6 - sách cũ

các câu hỏi trắc nghiệm giúp các em biết về môn lịch sử. Có đáp án và giải thích chi tiết

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Lý thuyết bài 7: Những chuyển biến trong đời sống kinh tế thời Văn Lang - Âu LẠc

1. Công cụ sản xuất được cải tiến như thế nào?

   - Người nguyên thủy trên đất nước ta tiếp tục mở rộng vùng cư trú ở các vùng chân núi, thung lũng, vùng đất bãi ven sông, dựng chòi cuốc đất trồng trọt...
  - Các nhà khảo cổ học đã phát hiện được nhiều lưỡi rìu đá có vai được mài rộng ra hai mặt, lưỡi đục..., tìm thấy nhiều loại hình đồ gốm. Người nguyên thủy cũng đã biết làm chì lưới bằng đất nung để đánh cá
  - Ở Phùng Nguyên, Hoa Lộc, Lung Leng  có niên đại cách đây 4.000 - 3.500 năm, các nhà khảo cổ học đã phát hiện được các công cụ: rìu đá, bôn đá được mài nhẵn toàn bộ, có hình dáng cân xứng. Họ còn tìm thấy đồ trang sức, đồ gốm khác nhau như bình, vò, vại...

2. Thuật luyện kim đã được phát minh như thế nào?

   - Xuất hiện những bản làng đông dân ở các vùng ven sông lớn như sông Hồng, Sông Mã,...Cuộc sống định cư lâu dài đòi hỏi con người phải cải tiến các công cụ sản xuất và đồ dùng hằng ngày
  - Nhờ sự phát triển của nghề làm đồ gốm, người Phùng Nguyên, Hoa Lộc đã phát minh ra thuật luyện kim. Kim loại được dùng đầu tiên là đồng.

3. Nghề nông trồng lúa nước ra đời ở đâu và trong điều kiện nào?

   - Nghề nông trồng lúa nước ra đời ở đâu và trong điều kiện nào?
   - Người nguyên thủy trồng nhiều loại cây củ, đặc biệt là cây lúa.
   - Hàng loạt lưỡi cuốc đá được mài nhẵn toàn bộ được phát hiện ở các di chỉ Hoa Lộc, Phùng Nguyên chứng tỏ điều đó. Họ còn tìm thấy gạo cháy, dấu vết thóc lúa. Nghề nông trồng lúa nước ra đời. Cây lúa nước dần trở thành lương thực chính của con người
   - Cuộc sống con người được ổn định hơn và vùng đồng bằng màu mỡ của các con sông lớn dần trở thành nơi sinh sống lâu dài của con người ở đây.


Học Tin Học