Bài 20: Nước Cham-Pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X - Lịch sử lớp 6 - sách cũ

Nước Cham-Pa độc lập ra đời và tình hình kinh tế, văn hóa Cham-Pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Lý thuyết bài 20: Nước Cham-Pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

1. Nước Cham-Pa độc lập ra đời

   - Quân Hán đánh xuống phía nam chiếm đất của người Chăm cổ, sáp nhật vào Nhật Nam, đặt ra huyện Tượng Lâm. Quận NHật Nam gồm năm huyện, huyện xa nhất là Tượng Lâm
   - Năm 192 - 193, nhân dân Tượng Lâm dưới sự lãnh đạo của Khu Liên đã nổi dậy giành độc lập. Khu Liên tự xưng làm vua, đặt tên nước là Lâm Ấp. Quốc gia Lâm Ấp có lực lượng quân sự khá mạnh. Các vua Lâm Ấp đã hợp nhất các bộ lạc, tấn công nước láng giềng mở rộng lãnh thổ đổi tên nước là Cham-Pa, đóng đô ở Sin-ha-pu-ra.

2. Tình hình kinh tế, văn hóa Cham-Pa từ thế kỉ II đến thế X

   - Người Chăm biết sử dụng công cụ bằng sắt, dùng trâu bò kéo cày. Nguồn sống chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước, mỗi năm hai vụ
   -Họ còn làm ruộng bận thang, sáng tạo ra xe guồng nước, trồng các loại cây ăn quả...
   - Nghề khia thác lâm thổ sản, làm đồ gốm khá phát triển. Cư dân ven sông, biển còn có nghề đánh cá. Họ còn trao đổi buôn bán với nhân dân Giao Châu, Trung Quốc, Ấn Độ
   -Từ thế kỉ IV, người Chăm có chữ viết riêng, bắt nguồn từ chữ Phạn của người Ấn Độ và theo đạo Bà La Môn và đạo Phật
   - Có tục hỏa táng người chết, ở nhà sàn và cũng có thói quen ăn trầu
   - Người Chăm sáng tạo ra một nền nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu là tháp Chăm, đền,...
   - Người Chăm với cư dân Giao Chỉ, Nhật Nam, Cửu Chân có quan hệ chặt chẽ từ lâu đời.

 


Học Tin Học