Những chuyển biến về xã hội và văn hóa nước ta ở thế kỉ I- VI và cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu
Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây
- Chính quyền đô hộ mở một số trừng học dạy chữ Hán tại các quận. Cùng với việc dạy học, Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo và những luật lệ, phong tục của người Hán cũng được du nhập vào nước ta
- Nhân dân ta vẫn sử dụng tiếng nói của tổ tiên và sinh hoạt theo nếp sống riêng với phong tục cổ truyền như xăm mình, ăn trầu, làm bánh chưng...
- Nhân dân ta học được chữ Hán nhưng vận dụng theo cách đọc của mình.
- Không chịu bị áp bức, bóc lột nặng nề, nhân dân ta đã nổi dậy ở nhiều nơi
- Giữa thế kỉ III, ở quận Cửu Chân đã nổi lên cuộc khởi nghĩa lớn của Bà Triệu
- Năm 248, cuộc khởi nghĩa bùng nổ. Từ căn cứ Phú Điền, Bà Triệu lãnh đạo nghĩa quân đánh phá các thành ấp của bọn quan lại nhà Ngô ở quận Cửu Chân, từ đó đánh ra khắp Giao Châu
- Được tin, nhà Ngô vội cử viên tướng Lục Dận đem 6.000 quân sang Giao Châu. Chúng vừa đánh, vừa mua chuộc, chia rẽ nghĩa quân. Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp. Bà Triệu hi sinh trên núi Tùng (Phú Điền - Hậu Lộc - Thanh Hóa).