Bài 15: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế - Lịch sử lớp 6 - sách cũ

chế đội cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta và sự thay đổi của tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Lý thuyết bài 15: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế

1. Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI

   - Sau khi đàn áp được cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, nhà Hán vẫn giữ nguyên châu Giao
   - Đến thể kỉ III, nhà Đông Hán suy yếu. Trung Quốc bị chia thành ba nước Ngụy - Thục - Ngô. Nhà Ngô tách châu Giao thành Quảng Châu và Châu Giao
   - Nhà Hán đưa người Hán sang làm Huyện lệnh, trực tiếp cai quản các huyện. Nhân dân phải chịu nhiều thứ thuế, lao dịch và nộp cống
   - Tăng cường đưa người Hán sang Giao Châu, đồng hóa dân ta.

2. Tình hình kinh tế nước tá từ thế kỉ I đến thế kỉ VI có gì thay đổi?

   - Chính quyền đô hộ Hán nắm độc quyền về sắt và đặt các quan chức để kiểm soát gắt gao việc khai thác, chế tạo và mua bán đồ sắt
   - Đến thế kỉ III, nhân dân ven biển đã dùng lưới sắt để khai thác san hô. Người dân miền Nam biết bịt cựa gà chọi bằng sắt
   - Nhân dân Giao Châu có kĩ thuật trồng cam "dùng côn trùng diệt côn trùng" rất đặc biệt
   - Người ta đã biết tráng men và vẽ trang trí trên đồ gốm rồi mới đem nung, sản phẩm đồ gốm ngày càng phong phú như nồi, vò, bình, gạch, ngói...
   - Họ còn dùng tơ tre, tơ chuối để dệt thành vải, nổi tiếng là "vải Giao Chỉ"
   - Các sản phẩm nông nghiệp và hàng thủ công được đem trao đổi ở các chợ làng, nơi tập trung đông dân cư. Chính quyền đô hộ giữ đọc quyền ngoại thương.


Học Tin Học