Bài 13: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40) - Lịch sử lớp 6 - sách cũ

Sự thay đổi của nước Âu Lạc từ thế II TCN đến thế kỉ I và cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Lý thuyết bài 13: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng

1. Nước Âu Lạc từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ I có gì đổi thay?

    -Năm 179 TCN, Triệu Đà sáp nhập đát đâi Âu Lạc vào Nam Việt, chia Âu Lạc thành hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân
    - Năm 111 TCN, nhà Hán chiếm Âu Lạc và chia lại thành ba quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, gộp với 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao. Thủ phủ của châu Giao được đặt ở Luy Lâu
    - Nhân dân châu Giao, ngoài việc nộp các loại thuế, hằng năm phải lên rừng, xuống biển tìm kiếm những sản vật quý để cống nạp cho nhà Hán. Nhà Hán lại đưa người Hán sang và bắt dân ta phải theo phong tục của họ
    - Năm 34, Tô Định được cử sang làm Thái thú quận Giao Chỉ. Hắn ra sức đàn áp và vơ vét của cải của dân ta khiến cho dân ta càng thêm khổ cực.

2. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ

   - Bấy giờ ở huyện Mê Linh, có hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị là con gái Lạc tướng thuộc dòng dõi Hùng Vương. Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách, con trai Lạc tướng huyện Chu Diên
 - Hai gia đình Lạc tướng cùng nhau mưu việc lớn. Không may, Thi Sách bị quân Hán giết
 - Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Nội)
 - Nghĩa quân nhanh chóng đánh bại kẻ thù, làm chủ Mê Linh, tiến đánh Cổ Loa và Luy Lâu. Tô Định hoảng hốt bỏ thành, cắt tóc...Quân Hán ở các quận khác cũng bị đánh tan. Cuộc khởi nghĩa đã giành thắng lợi.


Học Tin Học