Bài 10: Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang - Lịch sử lớp 6 - sách cũ

Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Lý thuyết bài 10: Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang

1. Nông nghiệp và các nghề thủ công

   - Văn Lang là một nước nông nghiệp. Thóc lúa trở thành lương thực chính của cư dân Văn Lang, ngoài ra họ còn biết trồng thêm khoai, đậu, cà,...Nghề đánh cá và nuôi gia súc phát triển
   - Các nghề thủ công như làm gốm, dệt vải... được chuyên môn hóa
   - Nghề luyện kim được chuyên môn hóa cao. Họ còn đúc trống đồng, thạp đồng thể hiện trình độ kĩ thuật,là vật tiêu biểu cho nền văn hóa người Lạc Việt.

2. Đời sống vật chất của cư dân Văn Lang ra sao?

   - Ở một vài làng, chạ, người ta đã biết dùng tre rào quanh làng để ngăn thú dữ. Việc đi lại chủ yếu bằng thuyền
   - Thức ăn chính hằng ngày là cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà..., biết dùng bát, mâm, muôi
   - Nam đóng khố, mình trần, đi chân đất; còn nữ thì mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực

3. Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang có gì mới?

   - Sự phân biệt giữa các tầng lớp chưa sâu sắc
   - Sau những ngày kao động mệt nhọc, họ thường tổ chức lễ hội, vui chơi
   - Người Lạc Việt  thờ cúng các lực lượng tự nhiên như núi, sông, Mặt Trời, Mặt Trăng, đất, nước. Người Văn Lang có thẩm mĩ khá cao
   - Đời sống vật chất và tinh thần đặc sắc nói trên đã hòa quyện nhau lại trong con người Lạc Việt đương thời, tạo nên tình cảm cộng đồng sâu sắc.


Học Tin Học