Bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì Chiến tranh lạnh - Lịch sử lớp 12

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Lý thuyết bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì Chiến tranh lạnh

I. Mâu thuẫn Đông - Tây và sự khởi đầu của Chiến tranh lạnh

   - Từ liên minh chống phát xít, sau chiến tranh,hia cường quốc Liên Xô - Mĩ nhanh chóng chuyển sang thế đối đầu và đi tới tình trạng chiến tranh lạnh
   - Trước hết, đó là sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc. Liên Xô chủ trương hòa bình, an ninh thế giới, bảo vệ những thành quả của chủ nghĩa xã hội và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới. Mĩ ra sức chống phá Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào cách mạng nhằm thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới. Sự kiện được xem là khởi đàu cho chính sách chống Liên Xô, gây nên cuộc Chiến tranh lạnh là thông điệp của Tổng Thống Truman tại Quốc hội Mĩ ngày 12 - 3 - 1947. Tổng thống Mĩ khẳng định: sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với nước Mĩ và đề nghị viện trợ khẩn cấp 400 triệu USD cho hai nước Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì
   - Hai là sự ra đời của "Kế hoạch Mácsan" (6 -1947). Việc thực hiện "kế hoạch Mácsan" đã tạo nên sự phân chia đối lập về kinh teesvaf chính trị giữa các nước Tây Âu tư bản chủ nghĩa và các nước Dông Âu xã hội chủ nghĩa
   - Ba là, việc thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Đây là liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây do Mĩ cầm đầunhằm chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu. Tháng 1 - 1949, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế để hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước xã hội chủ nghĩa. Tháng 5 - 1955, Liên Xô và các nước Đông Âu đã thành lập Tổ chức Hiệp ước Vácsava
   Sự ra dời của NATO và Tổ chức Hiêp ước Vácsava đã đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe. Chiến tranh lạnh đã bao trùm cả thế giới.

II. Sự đối đầu Đông - Tây và các cuộc chiến tranh cục bộ

1. Cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp (1945 - 1954)

   - Ngay sau Chiến tranh thế giới thú hai,thực dân Pháp trở lại tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam,Lào, Campuchia. Cuộc chiến bùng bổ từ Sài Gòn tháng 9 - 1945, đến cuối tháng 12-1946 lan rộng toàn Đông Dương
   - Sau khi cách mạng Trung Quốc thành công (10 - 1949), cuộc kháng chiến của nhân dân Việt nam mới nhạn được sự ủng hộ, giúp đỡ của Liên Xô,Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa. Sau năm 1950,Mĩ ngày càng can thiệp sâu hơn vafo cuộc chiến tranh của Pháp ở Đông Dương
   - Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ được kí kết,công nhận độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương. Việt Nam vẫn tạm thời bị chia cắt làm hai miền, vĩ tuyến 17 là ranh giới quân sự tạm thời. Hiệp định Giơnevơ cũng phản ánh cuộc đấu tranh gay gắt giữa hai phe.

2. Cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953)

   - Năm 1948, ở hai miền Nam và Bắc,hai chính quyền được thành lập riêng rẽ là Đại hàn Dân quốc và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Sau đó, quân đội Liên Xô và Mĩ rút khỏi Triều Tiên. Giới quyến quan sự tạ thời ở vĩ tuyến 38 trở thành đương ranh giới giữa hai nhà nước với chế độ chính trị khác nhau, do Mĩ và Liên Xô bảo trợ cho mỗi bên.
   - Sau hơn 3 năm chiến tranh diễn ra khốc liệt, ngày 27 - 7 - 1953, Hiệp định đình chiến được kí kết. Cuộc hiến tranh Triều Tiên là một "sản phẩm" của Chiến tranh lạnh và là sự đụng đầu trực tiếp đầu tiên giữa hai phe.

3. Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mĩ (1954 - 1975)

   - Sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, Mĩ đã nhanh chóng thay thế Pháp, dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm, âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mĩ.
   - Chiến tranh Việt Nam đã trở thành cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất phản ánh mẫu thuẫn giữa hai phe, Nhưng mọi chuến lược chiến tranh của Mĩ đều bị phá sản.
   - Tháng 1 - 1973, Hiêọ định Pari được kí kết. Đến năm 1975 đã giành thắng lợi hoàn toàn.

III. Xu thế hòa hoãn Đông - Tây và Chiến tranh lạnh chấm dứt

   - Ngày 9 - 11 - 1972, hai nước Cộng hòa Dân chủ Đức và Cộng hòa LIên bang Đức đã kí kết tại Bon Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức
   - Ngày 26 - 5- 1972, Liên Xô và Mĩ kí Hiệp ước về việc hạn chế phòng chống tên lửa (ABM), sau đó là Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược (SALT - 1)
   - Đầu tháng 8 - 1975, 33 nước châu âu cùng với Mĩ và Cana đã kí kết Định ước Henxinki, đã tạo nên một cơ chế giải quyết các vấn đề liên uan đến hòa bình, an ninh ở châu lục này
   - Từ đầu những năm 70, Xô - Mĩ đã tiến hành những cuộc gặp cấp cao, nhất từ từ khi M. Goócbachốp lên cầm quyền ở Liên Xô năm 1985. Nhiều văn kiện hợp tác về kinh tế và khoa học - kĩ thuật đã được kí kết giữa hai nước.
   - Tháng 12-1989, hai nhà lãnh đạo M. Goócbachốp và G. Busơ (cha) đã chính thưc cùng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh trong cuộc gặp không chính thúc tại đảo Manta.
- Chiến tranh lạnh chấm dứt đã mở ra chiều hướng và những điều kiện để giải quyết hòa bình các vụ tranh chấp,xung đột đang diễn ra ở nhiều khu vực trên thế giới.

IV. Thế giới sau chiến tranh lạnh

   - Ngày 28 - 6 - 1991, Hội đồng tương trọ kinh tế tuyên bố giải thể; ngày 1 - 7- 1991, Tổ chức Hiệp ước Vác sava ngừng hoạt động. Thế "hai cực" của hai siêu cường không còn nữa và Mĩ là "cực" duy nhất còn lại.
   - Từ sau năm 1991, tình hình thế giới đã diễn ra những thay đổi to lớn và phức tạp phát triển theo các xu thế chính sau:
   + Trật tự thế giới "hai cực" đã sụp đổ, trật tự thế giới mới lại đang trong quá trình hình thành theo xu hướng "đa cực"
   + Sau Chiến tranh lạnh, hầu như các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế để xây dựng sức mạnh thực sự của mỗi quốc gia
   + Sự tan rã của Liên Xô đã tạo ra cho Mĩ một lợi thế tạm thời, giới cầm quyền Mĩ ra sức thiệt lập trật tự thế giới "một cực" để Mĩ làm bá chủ thế giới. Nhưng Mĩ không dễ gì có thể thực hiện được tham vọng đó
   + Sau Chiến tranh lạnh, hòa bình thế giới được củng cố, nhưng nhiều khu vực tình hình lại không ổn  định vói nhưng cuộc nội chiến, xung đột quân sự đẫm máu kéo dài
   - Cuộc tấn công khủng bó bất ngờ vào nước Mĩ ngày 11 - 9 - 2001 đã làm cả thế giới kinh hoàng.


Học Tin Học