Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây
- Từ tháng 5 - 1949, Mĩ từng bước can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương
- Ngày 23 - 12 - 1950, Mĩ kí với Pháp Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương. Đây là iệp định viện trợ quân sự, kinh tế - tài chính của Mĩ cho Pháp và tay sai,qua đó, Mĩ từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương.
- Tháng 9 - 1951, Mĩ kí với Bảo Đại Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt - Mĩ nhằm trực tiếp ràng buộc Chính phủ Bảo Đại vào Mĩ.
- Dựa vào viện trợ của Mĩ, cuối năm 1950,Pháp đề ra kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi. mong muốn kết thúc nhanh chiến tranh
- Kế hoạch này đã đưa cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương lên quy mô lớn, làm cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta, nhất là ở vùng sau lưng địch trở nên khó khăn, phức tạp.
- Từ ngày 11 đến ngày 19 - 2 - 1951, Đại hohoij đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương họp ở xã Vinh Quang
- Đại hội thông qua hai bản báo cáo quan trọng :
+ Báo cáo chính trị, do Chủ tịch Hồ CHí Minh trnhf bày, đã tổng kết kinh nghiệm của Đảng qua các chặng đường lịch sử đấu tranh oanh liệt từ ngày ra đời, khẳng định đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng
+ Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam, do Tổng Bí thư Trường Chinh trình bày, nêu rõ nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam là đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược, giành độc lập và thống nhất cho toàn dân tộc, xóa bỏ tàn tích phong kiến và nửa phong kiến, thực hiện "người cày có ruộng", phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây cơ sở cho chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Đại hội quyết định tách Đảng Cộng sản Đông Dương để thành lập ở mỗi nước Việt Nam, Lào, Campuchia.
- Ở Việt Nam, Đại hội quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên mới là Đảng Lao động Việt Nam.
- Đại hội Đảng thông qua Tuyên ngôn,Chính cương, Điều lệ mới; quyết định xuất bản báo Nhân dân.
- Đại hội bầu ra Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Bộ Chính trị. Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Đảng, Trường Chinh được bầu làm Tổng Bí thư.
- Đại hội đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình trưởng thành và lãnh đạo cách mạng của Đảng ta, là "Đại hội kháng chiến thắng lợi".
- Về chính trị :
+ Từ ngày 3 đến ngày 7 -3 - 1951, Đại hội toàn quốc thông nhất Mặt trận Viêt Minh và Hội Liên Việt thành Mặt trận Liên Việt do Tôn Đức Thắng làm Chủ tịch,Hồ Chí Minh làm Chủ tịch danh dự
+ Ngày 11 - 3- 1951, Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào được thành lập, tăng cường khối đoàn kết ba nước trong đấu tranh chống kẻ thù chung là thực dân Pháp, can thiệp Mĩ
+ Ngày 1 - 5 - 1952, Đại hội Chiến sĩ thua đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất tổng kết, biểu dương thành tích của phong trào thi đua ái quốc và chọn được 7 anh hùng: Cù Chính Lan, La Văn Cầu, Nguyễn Quốc Trị, Nguyễn Thị Chiên, Ngô Gia Khảm, Trầm Đại Ngĩa, Hoàng Hanh.
- Về kinh tế :
+ Năm 1952, Chính phủ mở cuộc vận động lao động sản xuất và thực hành tiết kiệm
+ Năm 1953, vùng tự do, vùng căn cứ du kích từ Liên khi IV trở ra đã sản xuất được hơn 2,7 triệu tấn thóc,hơn 65 vạn tấn hoa màu
+ Sản xuất thủ công nghiệp, công nghiệp về cơ bản đáp ứng được những yêu cầu về công cụ sản xuất và những mặt hàng thiết yếu của đời sống
+ Chính phủ đề ra chính sách nhằm chấn chỉnh chế độ thuế khóa, xây dựng nền tài chính, ngân hàng, thương nghiệp
+ Đảng và Chính phủ phát động quần chúng triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất
- Về văn hóa, giáo dục, y tế :
+ tiệp tục công cuộc cải cách giáo dục, thực hiện theo ba phương châm: "phục vụ kháng chiến, phục vụ dân sinh, phục vụ sản xuất", nhà trường gắn với đời sống xã hội
+ Văn nghệ sĩ thâm nhập mọi mặt của cuộc sống,chiến đấu và sản xuất
+ Công tác vận động vệ sinh phòng bệnh, thực hiện đời sống mới, bài trừ mê tín dị đoan ngày càng có tính chất quần chúng rộng lớn
+ Công tác chăm lo sức khỏe người dân được coi trọng
- Từ cuối 1950 đến giữa năm 1951, quân ta liên tục mở ba chiến dịch Trần Hưng Đạo, chiến dịch Hoàng Hoa Thám,chiến dịch Quang Trung
- Với phương châm chiến lược "đánh chắc thắng".phương hướng chiến lược "tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu", ta chủ trương mở những chiến dịch tiếp theo ở vùng rừng núi.
- Ngày 9 - 11 - 1951, Đờ Lát đơ Tát xinhi sử dụng một lực lượng quân cơ động lớn tiến đánh Chợ Bến; đến 14 - 11, tiến đánh Hòa Bình
- Nhằm tiêu diệt sinh lực địch ở Hòa Bình, phá tan kế hoạch bình địch của chúng ở đồng bằng Bắc Bộ và đẩy mạnh chiến tranh du kích, ta mở chiến dịch phản công và tiến công địch ở Hòa Bình
- Sau hơn 3 tháng chiến đấu, ta giải phóng hoàn toàn khu vực Hòa Bình - sông Đà với 15 vạn dân; các căn cứ du kích được mở rộng, nối liền từ Bắc Giang xuống Bắc Ninh, tới sát Đường số 5,q au Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Thái Bình.
- Từ ngày 14 - 10 đến 10 - 12 - 1952, ta huy động một lực lượng lớn tiến công Mộc Châu, Thuận Châu, Lai Châu,Sơn La, Yên Bái.
- Quân ta giải phóng toàn tỉnh Nghĩa Lộ, gần hết tỉnh Sơn La, bốn huyện ở Lai Châu, hai huyện ở Yên Bái; phá một hần âm mưu lập "xứ Thái tự trị" của địch.
- Đầu năm 1953,Trung ương Đảng và Chính phủ ta cùng Chính phủ kháng chiến Lào, Mặt trận Ítxala phối hợp mở chiến dịch Thượng Lào nhằm tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng đất đai, đẩy mạnh cuộc kháng chiến của nhân dân Lào
- Từ ngày 8 - 4 đến 18 - 5 - 1953, ta huy động một lực lượng lớn cùng một số đơn vị Quân giải phóng Pathét Lào mở chiến dịch
- Liên quân Lào - Việt giải phóng toàn bộ Sầm Nưa, một phần Xiêng Khoảng, tỉnh Phongxalì
- Từ 1951 - 1953, phối hợp với chiến trường chính Bắc Bộ, ở các chiến trường Trung Bộ và Nam Bộ, quân dân ta đã tận dụng các hình thức chiến tranh duc kích, tiêu diệt,tiêu hao sinh lực địch, phá hủy nhiều tổ chức tề ngụy cùng nhiều cơ sở kinh tế của chúng.