Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930 - Lịch sử lớp 12

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Lý thuyết bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930

I. Sự ra đời và hoạt động của ba tổ chức cách mạng

1. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên

   - Nguyễn Ái Quốc đã lụa chọn, giác ngộ một sô thanh niên tích cực trong Tâm tâm xã, lập ra Cộng sản đoàn (2 - 1925 )
   - Tháng 6 - 1925, Nguyễn Ái Quốc lập ra Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên nhằm tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết, tranh đấu để đánh đổ chủ nghĩa Pháp và tay sai để tự cứu lấy mình. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội là Tổng bộ, đặt tại Quảng Châu
   - Báo Thanh niên của Hội do Nguyễn Ái Quốc sáng lập, ra số đầu tiên ngày 21 - 6 - 1925
   - Đầu năm 1927, tác phẩm Đường Kách mệnh được xuất bản. Báo Thanh niên và tác phẩm Đường Kách mệnh đã trang bị lí luận cách mạng giải phóng dân tộc cho cán bộ của Hội để tuyền truyền đến giai cấp công nhân, các tầng lớp nhân dân Việt Nam
   - Tại Quảng Châu, 9 - 7 - 1925, Nguyễn Ái Quốc đã cùng một số nhà yếu nước Triều Tiên, Inđônêxia,... lập ra Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông
   - Cuối năm 1928, thực hiện chủ trương "vô sản hóa". Phong trào công nhân phát triển mạnh, trở thành nòng cốt của phong trào dân tộc trong cả nước.

2. Tân Việt Cách mạng đảng

   - Ngày 14 - 7 - 1925, Một số tù chính trị ở Trung Kì cùng một nhóm sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội lập ra Hội Phục Việt, sau đổi thành Hội Hưng Nam. Đến 14 - 7 - 1928, quyết định đổi tên thành Tân Việt Cách mạng đảng
   - Đảng tập hợp những trí thức, thanh niên tiểu tư sản yêu nước, hoạt động chủ yếu ở Trung Kì. Đảng chủ trương lãnh đạo quần chúng trong nước và liên lạc với các dân tộc bị áp bức trên thế giới để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa, nhằm thiết lập một xã hội bình đẳng và bác ái
   - Một sô đảng viên tiên tiến sớm gia nhập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Số còn lại chuẩn bị tiến tới thành lập một chính đảng cách mạng theo tư tưởng Nguyễn Ái Quốc và học thuyết Mác Lênin

3. Việt Nam Quốc dân đảng

   - Từ cơ sở hạt nhân đầu tiên Nam đồng thư xã, 25 - 12 - 1927 Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính,... đã thành lập Việt Nam Quốc dân đảng
   - Bản Chương trình hành động của Việt Nam Quốc dân đảng công bố năm 1929 đã nêu nguyên tắc tư tưởng: "Tự do - Bình đẳng - Bác ái". Chương trình của Đảng chia làm bốn thời kì. 
   - Quốc dân đảng chủ trương tiến hành cách mạng bằng bạo lực, chú trọng lấy lực lượng binh lính người Việt trong quan đội Pháp giác ngộ làm lực lượng chủ lực. Địa bàn hoạt động bó hẹp trong một sô địa phương ở Bắc Kì, ở Trung Kì và Nam Kì không đáng kể.
   - Tháng 2 - 1929, Việt nam Quốc dân đảng tổ chức vụ ám sát trùm mộ phu Badanh ở Hà Nội. Nhân đó, Pháp tiến hành cuộc khủng bố dã man.
   - Đêm 9 - 2 - 1930, cuộc khởi nghĩa của Quốc dân đảng nổ ra ở Yên Bái. Cùng đêm đó, khởi nghĩa nổ ra ở Phú Thọ, Sơn Tây; sau đó là ở Hải Dương, Thái Nình, Hà Nội đánh bom phối hợp.
   - Cuộc khởi nghĩa nhanh chóng thất bại, song đã cổ vũ lòng yêu nước, chí căm thù của nhân dân Việt Nam đối với thực dân Pháp và tay sai.

II. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời

1. Sự xuất hiện của các tổ chức cộng sản năm 1929

   - Cuối tháng 3 - 1929, một sô hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Bắc Kì họp tại số nhà 5D, phố Hàm Long đãlập ra Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam, gồm 7 đảng viên.
   - Từ ngày 1 đến ngày 9 - 5 - 1929, Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên họp tại Hương Cảng. Tại đây, đại biểu Bắc Kì đặt vấn đề phải thành lập ngay đảng cộng sản để thay thế Hội, song không được chấp nhận nên bỏ về nước
   - Đại hội đã thông qua Tuyên ngôn, Chính cương, điều lệ của Hội
   - Ngày 17 - 6- 1929, Đông Dương Cộng sản đảng được thành lập, thông qua Tuyên ngôn, Điều lệ, ra báo Búa liềm làm cơ quan ngôn luận, cử ra Ban Chấp hành Trung ương Đảng
   - Tháng 8 - 1929, các cán bộ lãnh đạo tiên tiến trong Tổng bộ và kì bộ Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Nam kì thành lập an Nam Cộng sản đảng. Tờ báo Đỏ là cơ quan ngôn luận. Tháng 11 - 1929, họp đại hội thông qua đường lối chính trị, bầu Ban Chấp hành Trung ương của Đảng.
   - Tháng 9 - 1929, Đông Dương Cộng sản liên đoàn chính thược được thành lập.
   - Giữa lúc đó, Nguyễn Ái Quốc được tin Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phân liệt làm hai nhóm, mỗi nhóm tổ chức thành một đảng cộng sản. Người rời khỏi Xiêm, sang Trung Quốc để thống nhất các tổ chức.

 2. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

   - Nguyễn Ái Quốc chủ động triệu tập đại biểu của Đông Dương Cộng sản đảng và An Nam Cộng sản đảng đến Cửu Long (Hương Cảng) để bàn việc hợp nhất
   - Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản bắt đầu họp từ 6 - 1 - 1930 tại Cửu Long, do Nguyễn Ái Quốc chủ trì
   - Hội nghị thảo luận và nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua Chính cương vắn tắt của Đảng, Sách lược vắn tắt của Đảng,... do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Đó là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam
   - Đường lỗi chiến lược của Đảng là tiến hành "tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản". Nhiệm vụ của cách mạng là đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản cách mạng, làm cho nước Việt Nam được dộc lập tự do; lạo chính phủ công nông binh, tổ chức quân đội công nông; tịch thu hết sản nghiệp lớn của đế quốc... Lực lượng cách mạng là công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức...
   - Ban Chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng được thành lập, gồm 7 ủy viên. Các xứ ủy Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì cũng được thành lập.
   - Ngày 24 - 2 - 1920, Đông Dương Cộng sản liên đoàn gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam
   - Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng quyết định lấy ngày 3 - 2 hằng năm là ngày kỉ niệm thành lập Đảng
   - Đảng ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp quyết liệt của nhân dân Việt Nam, là sự sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử trên con đường đấu tranh trong mấy thập kỉ đầu thế kỉ XX. Việc thành lập Đảng là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam

 


Học Tin Học