Lý tuyết tóm tắt và bài tập trắc nghiệm bài 7 Lịch Sử 9 Những thành tựu văn hóa thời cận đại
Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây
* Điều kiện lịch sử
- Từ giữa thế kỉ XVI, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ngày càng phát triển.
- Giai cấp tư sản đang lên có thế lực về kinh tế song không có quyền lực về chính trị - xã hội.
- Giáo lí Ki-tô và chế độ phong kiến chuyên chế kìm hãm nặng nề sự phát triển cả xã hội.
-> Các cuộc đấu tranh trên lĩnh vực văn hóa – tư tưởng của giai cấp tư sản đã diễn ra.
- Về văn học:
+ Có La phông ten (1621 – 1695), nhà ngụ ngôn, nhà cổ điển.
+ Coóc-nây (1601 – 1648), đại biểu cho nền bi kịch cổ điển … đây là những nhà văn nổi tiếng của nước Pháp.
- Về âm nhạc:
+ Có Bétôven, nhà soạn nhạc thiên tài người Đức.
+ Môda nhạc sĩ vĩ đại người Áo
- Về hội hoạ:
+ Có Rembran (1606 – 1669) là hoạ sĩ nổi tiếng người Hà Lan.
- Về tư tưởng với các nhà Triết học Ánh sáng thế kỉ XVII – XVIII như: Môngtexkiơ, Vônte, Rútxô.
* Bối cảnh lịch sử
- Sự thắng lợi hoàn toàn của chủ nghĩa tư bản đối với chế độ phong kiến
- Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa
- Các nước tư bản phương Tây:
+ Tăng cường bóc lột nhân dân trong nước.
+ Đẩy mạnh việc xâm chiếm thuộc địa.
a. Về văn học:
- Có các nhà thơ, nhà tiểu thuyết, nhà viết kịch tiêu biểu như:
+ Víchto Huygô ở Pháp với các tác phẩm tiêu biểu là Những người khốn khổ.
+ Léptônxtôi ở Nga với tác phẩm tiêu biểu là Chiến tranh và hoà bình.
+ Mác Tuên ở Mĩ
+ Lỗ Tấn ở Trung Quốc với các tác phẩm như Thuốc, AQ chính truyện …
b. Về nghệ thuật:
- Các lĩnh vực nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, âm nhạc rất phát triển:
+ Hoạ sĩ có: Van Gốc ở Hà Lan, Phugita ở Nhật Bản, Picátxô ở Tây Ban Nha, Lê Vítan ở Nga
+ Nhạc sĩ có Traixcốpki ở Nga.
c. Tác dụng: phản ánh hiện thực xã hội, mong ước xây dựng một xã hội mới tốt đẹp hơn.
- Chủ nghĩa xã hội không tưởng: Xanh Xi-mông, Phu-ri-ê, Ô-oen,...
- Triết học cổ điển Đức: Phoi-ơ-bách
- Kinh tế chính trị tư sản học (cổ điển): A-đam Xmit, Ri-các-đô
- Chủ nghĩa xã hội khoa học: C.Mác, Ph.Ăng-ghen