Trung Quốc thời Tần, Hán, Đường, Minh, Thanh. Văn hóa Trung Quốc thời phong kiến.
Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây
- Năm 221 TCN, Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc.
- Năm 206 TCN, nhà Hán ra đời.
* Xây dựng bộ máy nhà nước: Quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền.
- Vua Tần xưng là Hoàng đế, có quyền hành tuyệt đối.
- Dưới vua là hệ thống quan văn(Thừa tướng) và quan võ( Thái úy).
- Hoàng đế chia đất nước thành các quận ( đứng đầu là quan Thái thú), huyện( đứng đầu là Huyện lệnh).
- Năm 618, Lý Uyên lập ra nhà Đường - Thời kì chế độ phong kiến phát triển mạnh nhất.
- Kinh tế:
+ Nông nghiệp: Thực hiện chế độ quân điền.
+ Thủ công nghiệp, thương nghiệp: phát triển mạnh mẽ, đi khắp nơi buôn bán.
- Chính trị: Củng cố và xây dựng bộ máy nhà nước phong kiến tập quyền cao độ. Cử các vương thân - quý tộc đi trấn ải biên cương (Tiết độ sứ).
- Đối ngoại: mở rộng cương vực lãnh thổ.
- Văn học: thơ Đường.
- Thủ công nghiệp rất phát triển, mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện với nhiều xưởng thủ công nghiệp lớn.
- Thương nghiệp: buôn bán với phương Tây, Ấn Độ, Đông Nam Á.
- Năm 1644 nhà Mãn Thanh được thành lập.
- Đối nội: thực hiện " Mãn hóa người Hán", mua chuộc quan lại người Hán.
- Đối ngoại: đóng cửa, "bế quan tỏa cảng".
* Khái quát: phong phú, đa dạng, ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa của các quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam.
* Thành tựu:
- Tư tưởng Nho giáo ( Khổng Tử) với thuyết: Tam cương ( vua - tôi, cha - con, chồng - vợ) là công cụ của chế độ phong kiến Trung Quốc, ngũ thường( nhân, lễ, nghĩa, trí, tín).
- Chữ viết: chữ tượng hình.
- Văn học: thơ Đường, tiểu thuyết Minh Thanh.
- Kĩ thuật: 4 phát minh quan trọng: giấy, kĩ thuật in, thuốc súng, la bàn.
- Công trình kiến trúc: Vạn lí trường thành...