Cuộc đấu tranh giành độc lập(Từ thế kỉ I đến đầu thế kỉ X).
Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây
- Năm 40, cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ đầu tiên của nhân dân Âu Lạc bùng nổ. Từ đó cho đến thế kỉ X, nhiều cuộc khởi nghĩa liên tiếp nổ ra ở cả ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam.
- Nhiều cuộc khởi nghĩa đã giành được thắng lợi và thành lập chính quyền tự chủ như : khởi nghĩa Hai Bà Trưng, khởi nghĩa Lý Bí và khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ.
- Các cuộc khởi nghĩa nổ ra liên tiếp đã chứng tỏ tinh thần yêu nước và ý chí quật cường của dân tộc.
a) Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng :
+ Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng nổi dậy khởi nghĩa.
+ Cuộc khởi nghĩa được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.
+ Quân khởi nghĩa lần lượt đánh chiếm Mê Linh (Vĩnh Phúc), Cổ Loa (Đông Anh - Hà Nội) và Luy Lâu (Thuận Thành - Bắc Ninh).
+ Thái thú Tô Định phải bỏ chạy về nước.
+ Cuộc khởi nghĩa thắng lợi, Trưng Trắc được suy tôn làm vua, đóng đô ở Mê Linh.
- Cuộc kháng chiến chống quân Hán xâm lược :
+ Trưng Vương đã xây dựng chính quyền độc lập tự chủ trong 2 năm.
+ Mùa hè năm 42, Mã Viện được vua Hán cử làm chỉ huy một đạo quân sang xâm lược nước ta.
+ Cuộc kháng chiến của nhân dân ta do Hai Bà Trưng lãnh đạo đã diễn ra quyết liệt nhưng do lực lượng yếu nên cuối cùng thất bại (trình bày theo lược đồ).
+ Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng thể hiện khí phách anh hùng của dân tộc và vai trò to lớn của phụ nữ Việt Nam.
b) Cuộc khởi nghĩa Lý Bí và sự thành lập Nhà nước Vạn Xuân :
+ Cuộc khởi nghĩa nổ ra vào năm 542. Chưa đầy 3 tháng, nghĩa quân đã chiếm được châu thành Long Biên, chính quyền đô hộ bị lật đổ.
+ Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi vua (Lý Nam Đế), đặt quốc hiệu là Vạn Xuân, dựng kinh đô ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội).
+ Năm 545, nhà Lương cử Trần Bá Tiên cùng với Thứ sử Giao Châu đem quân sang xâm lược nước ta. Lý Nam Đế mang quân ra trấn giữ Chu Diên. Nhưng trước thế giặc mạnh, Lý Nam Đế phải rút quân về Vĩnh Phúc, rồi Phú Thọ và sau đó trao quyền cho Triệu Quang Phục -
một tướng trẻ và tài năng.
+ Năm 550, cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi, Triệu Quang Phục lên làm vua.
c) Cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ :
+ Năm 905, nhân sự suy yếu của nhà Đường, Khúc Thừa Dụ được nhân dân ủng hộ, đánh chiếm Tống Bình (Hà Nội), giành quyền tự chủ.
+ Năm 907, Khúc Hạo lên thay, đã tiến hành một số cải cách về kinh tế, hành chính nhằm ổn định tình hình xã hội.
+ Ý nghĩa cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ : Cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta suốt nghìn năm Bắc thuộc đã giành được thắng lợi về căn bản, đặc biệt là những cải cách của Khúc Hạo trong toàn bộ tiến trình khởi nghĩa của nhân dân ta trong thời Bắc thuộc, đưa đến thắng lợi của trận Bạch Đằng năm 938.
d) Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938 :
+ Năm 931, Dương Đình Nghệ lãnh đạo nhân dân đánh bại cuộc xâm lược của quân Nam Hán và xưng là Tiết độ sứ thay họ Khúc. Nhưng sau đó ông bị Kiều Công Tiễn giết hại.
+ Công Tiễn cho người sang cầu cứu nhà Nam Hán. Nhân cơ hội đó, quân Nam Hán sang xâm lược nước ta.
+ Ngô Quyền đã dùng kế đóng cọc trên sông Bạch Đằng, cho quân mai phục hai bên bờ sông và nhử quân địch vào trong trận địa bãi cọc. Với kế sách này, Ngô Quyền đã đánh bại cuộc xâm lược của quân Nam Hán (kết hợp sử dụng lược đồ trang 86, SGK).
+ Ý nghĩa lịch sử : chiến thắng Bạch Đằng lịch sử năm 938 đã mở ra một thời đại mới - thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc.