Bài 37 : Axit - bazơ - muối - Hóa Học 8

Giúp học sinh luyện tập kiến thức hóa học 8 qua các bài tập trắc nghiệm

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Axit - Bazơ - Muối

1. Axit.

  - Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hiđro này có thể thay thể bằng các nguyên tử kim loại.

  - Công thức hóa học: Gồm một hay nhiều nguyên tử H và gốc axit.

  - Phân loại: Axit không có oxi và axit có oxi.

  - Tên gọi: 

     + Axit không có oxi (HCl, HBr...)

             Tên axit:    axit + tên phi kim + hiđric

     + Axit có oxi ($H_2CO_3, H_2SO_4...$ )

             Tên axit:     axit + tên phi kim +  "ơ"

2. Bazơ

  - Phân tử bazơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit.

  - Công thức hóa học: $M(OH)_n$    (n là hóa trị của kim loại M)

  - Phân loại: Bazơ tan và bazơ không tan.

  - Tên gọi:  Tên kim loại (kèm hóa trị đối với kim loại có nhiều hóa trị) + hiđroxit

3. Muối

 - Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit.

 - Công thức hóa học: Kim loại và gốc axit.

 - Phân loại: muối trung hòa và muối axit

     + Muối trung hòa: là muối mà trong gốc axit không có nguyên tử hiđro có thể thay thế bằng nguyên tử kim loại.

      + Muối axit là muối mà trong đó gốc axit còn nguyên tử H chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại.

 - Tên gọi: Tên kim loại (kèm hóa trị đối với các kim loại có nhiều hóa trị) + tên gốc axit.

 


Học Tin Học