Hệ thống hóa và vận dụng kiến thức về cấu tạo và tính chất của các loại cacbohidrat
Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây
1. Cấu tạo
a. Glucozo và Fructozo (C6H12O6)
- Glucozo ở dạng mạch hở là: monoandehit và poliancol: CH2OH-[CHOH]4-CH=O
- Fructozo ở dạng mạch hở là: monoxetone và poliancol, có thể chuyển hóa thành glucozo trong môi trường bazo
CH2OH-[CHOH]4-CO-CH2OH $\overset {OH^-} \leftrightarrows$CH2OH-[CHOH]4-CH=O
b. Saccarozo (C12H22O11 hay C6H11O5-CO-C6H11O5)
- Phân tử không có nhóm CHO, có chức poliancol
c. Tinh bột và xenlulozo (C6H10O5)n
- Tinh bột: các mắt xích $\alpha$-glucozo liên kết với nhau thành mạch xoắn lò xo, phân tử không có nhóm CHO
- Xenlulozo: các mắt xích $\beta$-glucozo liên kết với nhau thành mạch kéo dài, phân tử không có nhóm CHO. Mỗi mắt xích có 3 nhóm OH tự do có thể viết: (C6H7(OH)3)n
2. Tính chất hóa học
a. Glucozo có phản ứng của chức andehit
HOCH2(CHOH)4CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O $\overset {\,{t^0}} \to$ HOCH2(CHOH)4COONH4 + 2Ag $\downarrow$+ 2NH4NO3
Fructozo cũng có phản ứng tráng bạc do trong môi trường kiềm fructozo chuyển hóa thành glucozo
b. Glucozo, fructozo, saccarozo và xenlulozo có phản ứng của chức poliancol
- Glucozo, fructozo, saccarozo phản ứng với Cu(OH)2 cho các hợp chất tan màu xanh lam
- Xenlulozo tác dụng với axit nitric đậm đặc cho xenlulozo trinitrat
C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3đặc $\overset {{H_2}S{O_4đ},\,{t^0}} \to$[C6H7O2(ONO2)3]n +3n H2O
c. Saccarozo, tinh bột và xenlulozo có phản ứng thủy phân nhờ xúc tác axit hay enzim thích hợp
2C12H22O11 + H2O $\overset {H^+,hoặc enzim} \to$ C6H12O6 + C6H12O6
(C6H10O5)n + nH2O $\overset {H^+ hoặc enzim} \to$ nC6H12O6
d. Phản ứng lên men rượu
C6H12O6 $\overset {\ Enzyme,{30-35^oC}} \to$ 2CO2 + 2C2H5OH