Vị trí, cấu tạo, tính chất hóa học, ứng dụng và điều chế kim loại kiềm thổ Hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ
Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây
- Nhóm IIA
- Gồm các nguyên tố: Be, Mg, Ca, Sr, Ba, Ra
- Tính chất mạng tinh thể kim loại:
+ Lục phương: Be, Mg
+ Lập phương tâm diện: Ca, Sr
+ Lập phương tâm khối: Ba
- Cấu hình e: $ns^2$ nên nguyên tử kim loại kiềm thổ dễ nhường 2 e để tạo thành cấu hình của khí hiếm bền
$M \rightarrow M^{2+}+2e$
- Độ cứng cao hơn kim loại kiềm nhưng được xếp loại độ cứng thấp
- Khối lượng riêng tương đối nhỏ
Tính khử: $M \rightarrow M^{2+}+2e$
a. Tác dụng với phi kim
$2Mg +O_2\rightarrow 2MgO$ ( $t^0$ )
b. Tác dụng với axit:
$Ca + 2HCl \rightarrow CaCl_2 +H_2$
c. Tác dụng với nước: 3 trường hợp
+ Tác dụng với nước ở điều kiện thường, tạo dung dịch bazo: Ca, Sr, Ba
+ Tác dụng với hơi nước ở nhiệt độ cao, tạo oxit : Mg
+ Không tác dụng với nước ở bất kì điều kiện nào : Be
- Kim loại Mg : điều chế các hợp kim có đặc tính cứng, bền, nhẹ ( công nghiệp chế tạo máy bay, tên lửa...)
- Kim loại Ca: làm khô 1 số chất...
Điện phân muối clorua nóng chảy của chúng
- Bazo mạnh ( trong nước) : tác dụng với oxit axit, axit, muối
- Ứng dụng: trộn vữa xây nhà, khử chua đất trồng...
- trạng thái: chất rắn, không tan trong nước
- Tính chất của muối của axit yếu:
$CaCO_3+2H^+\rightarrow Ca^{2+}+CO_2+H_2O$
- $CaSO_4.2H_2O$ : thạch cao sống ( trong tự nhiên), tan trong nước
- $CaSO_4.H_2O$: thạch cao nung
- $CaSO_4$ : thạch cao khan ( không tan trong nước)
- Ứng dụng:
+ Thạch cao nung: đúc tượng, bó bột khi gãy xương
+ Thạch cao sống: sản xuất xi măng