Bài 13: Đại cương về Polime - Hóa Học 12

Khái niệm,đặc điểm cấu trúc, tính chất vật lý, tính chất hóa học và phản ứng điều chế polime

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Đại cương về polime

I - Khái niệm, phân loại và danh pháp

1. Khái niệm 

Polime: phân tử khối lớn, nhiều mắt xích liên kết với nhau tạo nên

Ví dụ: Polietilen PE : $(-CH_2-CH_2-)_n$ 

+ mắt xích $-CH_2-CH_2-$ 

+ n : hệ số polime hóa 

+ monome ( phân tử tạo nên 1 mắt xích) : $CH_2=CH_2$

2. Phân loại

- Theo nguồn gốc:

+ polime tự nhiên : cao su, xenlulozo...

+ polime tổng hợp: polietilen, polivinylclorua

+polime bán tổng hợp (nhân tạo) : tơ visco

- Theo cách tổng hợp:

+ Polime trùng hợp ( tạo ra từ phản ứng trùng hợp) : 

+ Polime trùng ngưng ( tạo ra từ phản ứng trùng ngưng )

- Theo cấu trúc :

+ mạch thẳng : amilozo

+ mạch nhánh : amilopectin, glicogen

+ mạch không gian : nhựa bakelit, cao su lưu hóa

3.  Danh pháp 

tên polime = poli + tên monome

Ví dụ : $(C_6H_{10}O_5)_n$ : polisaccarit

1 số polime có tên thường :

$(-CF_2-CF_2-)_n$ : teflon

II - Cấu trúc

1. Các dạng cấu trúc

+ mạch thẳng : amilozo

+ mạch nhánh : amilopectin, glicogen

+ mạch không gian : nhựa bakelit, cao su lưu hóa

2. Cấu tạo điều hòa và không điều hòa 

- Điều hòa : các mắt xích nối với nhau theo trật tự xác định

- Không điều hòa : các mắt xích nối với  nhau không theo trật tự

III - Tính chất và điều chế 

1. Tính chất vật lý

Hầu hết polime :

+ chất rắn,  không bay hơi, không có nhiệt độ nóng chảy xác định

+ không tan trong dung môi thông thường, tan trong dung môi thích hợp tao dd nhớt

+ tính chất riêng: tính dẻo ( polietilen, polipropilen..), tính đàn hồi (cao su)...

2. Tính chất hóa học

a. Giữ nguyên mạch

$(-CH_2-CH(OCOCH_3)-)n+nNaOH\rightarrow (-CH_2-CH(OH)-)n+nCH_3COONa$

( đk : nhiệt độ)

b. Phản ứng cắt mạch

Nguyên tắc : polime dài bị cắt thành polime ngắn hơn

$(-NH[CH_2]_5CO-)_n+nH_2O\rightarrow nH_2N[CH_2]_5COOH$ (đk : nhiệt độ, xt)

c. Phản ứng khâu mạch

rezol $\rightarrow$ rezit

            (mạch có cấu trúc mạng không gian nên khó nóng chảy khó tan và bền hơn)

3. Điều chế

a. Phản ứng trùng hợp

- Trùng hợp : kết hợp nhiều phân tử nhỏ ( monome ) giống nhau hay tương tự nhau thành phân tử rất lớn

+ điều kiện : monome phải có liên kết bội hoặc vòng kém bền

$nCH_2=CH-Cl\rightarrow(-CH_2-CH(Cl)-)n (t^0,xt)$

(vinyl clorua)              poli(vinyl clorua) (PVC)

- Phân loại

+ trùng hợp thường : 1 loại monome

+ đồng trùng hợp : 2 loại monome trở lên

$nCH_2=CH-CH=CH_2+nCH_2=CH-C_6H_5$

$\rightarrow (-CH_2-CH=CH-CH_2-CH_2-CH(C_6H_5)-)_n$

b. Phản ứng trùng ngưng 

- Trùng ngưng : kết hợp nhiều phân tử nhỏ ( monome ) thành phân tử lớn đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác ( $H_2O$ ....)

+ monome : ít nhất 2 nhóm chức có khả năng tạo liên kết với nhau

$nH_2N[CH_2]_nCOOH\rightarrow (-NH-[CH_2]_nCOO-)_n+nH_2O$

 


Học Tin Học