Bài 45: Axit cacboxylic - Hóa Học 11

Axit cacboxylic là gì?tính chất như thế nào và ứng dụng của nó ra sao? Bài tập trắc nghiệm và hướng dẫn chi tiết

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Bài 45: Axit cacboxylic

1. Định nghĩa, phân loại, danh pháp:

         - Định nghĩa: Axit cacboxylic là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm cacboxyl

(-COOH) liên kết trưc tiếp với nguyên tử cacbon hoặc nguyên tử hidro

         - Phân loại: Dựa theo đặc điểm cấu tạo của gốc hidrocacbon và số nhóm cacboxyl trong phân tử, các axit được chia thành:

                 + Axit no, đơn chức, mạch hở: Phân tử có gốc ankyl hoặc nguyên tử hidro liên kết với một nhóm -COOH (Vd: HCOOH, CH3COOH,....)

                 + Axit không no, đơn chức, mạch hở: Phân tử có gốc hidrocacbon không no, mạch hở liên kết với một nhóm -COOH (Vd: C2H3COOH,......)

                 + Axit thơm, đơn chức:  Phân tử có gốc hidrocacbon thơm liên kết với một nhóm

-COOH (Vd: C6H5COOH,....)

                 + Axit đa chức: Phân tử có hai hay nhiều nhóm -COOH

        - Danh pháp: 

                 + Tên thay thế: Axit + tên hidrocacbon no tương ứng với mạch chính + oic

 (Mạch chính của phân tử là mạch cacbon dài nhất bắt đầu từ nhóm -COOH. Mạch cacbon bắt đầu được đánh số bắt đầu từ nguyên tử cacbon của nhóm -COOH)

                 + Tên thông thường: HCOOH (axit formic), CH3COOH (axit axetic)

2. Đặc điểm cấu tạo:

         - Nhóm cacboxyl có cấu tạo:  \n<title></title> \n<title></title> \n<title></title> \n<title></title>

3. Tính chất vật lí

        - Đều là chất lỏng hoặc chất rắn ở điều kiện thường

        - Nhiệt độ sôi tăng theo chiều tăng của phân tử khối và cao hơn nhiệt độ sôi của các ancol có cùng phân tử khối

        - Axit formic và axit axetic tan vô hạn trong nước. Độ tan trong nước giảm dần theo chiều tăng của phân tử khối 

4. Tính chất hoá học:

   a) Tính axit:

         - Trong dung dịch axit cacboxylic phân li thuận nghịch: Dung dịch axit cacboxylic làm quỳ tím chuyển màu đỏ

                            RCOOH ↔ RCOO- + H+

         - Tác dụng với bazo, oxit bazo tạo thành muối và nước:

         - Tác dụng với muối

         - tác dụng với kim loại trước hidro trong dãy hoạt động hoá học của các kim loại tạo thành muối và giải phóng hidro

  b) Phản ứng thế nhóm -OH:

         - Phản ứng este hoá: Phản ứng giữa ancol và axit tạo thành este ( là phản ứng thuần nghịc và cần xúc tác là axit H2SO4)

                            RCOOH + R’OH <—> RCOOR’ + H2O                   (H2SO4, t0)

5. Điều chế:

        - Phướng pháp lên men giấm (sản xuất axit axetic): Oxi hoá ancol etylic bằng oxi không khí nhờ chất xúc tác men giấm

                           C2H5OH + O2 men giấm→ CH3COOH + H2O                         

       - Oxi hoá andehit axetic: trước đây là phương pháp chủ yếu để sản xuất axit axetic

                           2CH3CHO + O2 xt→ 2CH3COOH

        - Oxi hoá ankan: 

                 + Oxi hoá butan thu được axit axetic:

                            2C4H10 + 5O2 → 4CH3COOH + 2H2O                   (đk: 180oC, 50atm)

                 + Oxi hoá không hoàn toàn các ankan có mạch cacbon dài để tổng hợp các axit có phân tử khối lớn

         - Từ metanol: Cho metanol tác dụng với cacbon oxit thu được axit axetic ( phương pháp sản xuất axit axetic hiện nay)

                           CH3OH + CO to,xt→ CH3COOH

                         

 

        


Học Tin Học