- Học sinh biết được cấu tạo phân tử của lưu huỳnh. - Tính chất vật lý, tính chất hóa học và có ứng dụng như thế nào đến đời sống con người, sản xuất.
- Kí hiệu nguyên tử: $^{32}_{16}S$
- Cấu hình electron: $1s^22s^22p^63s^23p^4$ . Có 6e lớp ngoài cùng.
- Lưu huỳnh có 2 dạng thù hình là: Lưu huỳnh tà phương ($S_{\alpha}$ ) và lưu huỳnh đơn tà ($S_{\beta}$ ).
Hai dạng thù hình này có thể biến đổi qua lại lẫn nhau tùy theo nhiệt độ. $S_{\alpha} \rightleftharpoons S_{\beta}$
- Tính chất vật lý và cấu tạo của lưu huỳnh biến đổi theo nhiệt độ.
- Ở nhiệt độ thường, lưu huỳnh là chất rắn màu vàng.
- Các số oxi hóa có thể có của lưu huỳnh
Ở dạng đơn chất số oxi hóa của S là 0, khi tham gia phản ứng hóa học số oxi hóa của S có thể tăng hoặc giảm ⇒ Lưu huỳnh có tính oxi hóa và tính khử.
$S + Fe \xrightarrow{{t}^o} FeS$
$S + H_2 \xrightarrow{{t}^o} H_2S$
Lưu huỳnh có thể tác dụng với Hg ngay ở nhiệt độ thường: $Hg + S \to HgS$
Số oxi hóa của lưu huỳnh giảm từ 0 xuống -2 ⇒ Thể hiện tính oxi hóa.
$S + O_2 \xrightarrow{{t}^o} SO_2 $
$S + 3F_2 \xrightarrow{{t}^o} FS_6$
Số oxi hóa của S tăng từ 0 lên +4 và +6 ⇒ Thể hiện tính khử.
- Chủ yếu làm nguyên liệu để sản xuất $H_2SO_4$
- Làm chất lưu hóa cao su, sản xuất chất tẩy trắng giấy, diêm, dược phẩm, chất trừ sâu, diệt nấm, phẩm nhuộm...
- Trong tự nhiên, S tồn tại ở dạng đơn chất và trong các hợp chất muối sunfat, muối sunfua...
- Sản xuất: khai thác từ các mỏ lưu huỳnh.
- Tên gọi thông thường của lưu huỳnh là diêm sinh.