Câu hỏi trắc nghiệm bài 9. Kĩ năng Atlat Địa lí Việt Nam 9 địa lí 9. Có đáp án và giải thích chi tiết
Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây
Trong việc dạy và học môn Địa lí ở trường phổ thông, các loại Atlat nói chung và Atlat Địa lí Việt Nam nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nó được coi là “cuốn sách giáo khoa” Địa lí đặc biệt, mà nội dung của nó được thể hiện chủ yếu bằng bản đồ. Việc khai thác, sử dụng Atlat một cách khoa học là vô cùng cần thiết để việc học Địa lí trở nên hiệu quả và dễ dàng hơn. Khi khai thác và sử dụng Atlat địa lí Việt Nam, chúng ta cần nắm được những nguyên tắc cơ bản sau:
Bố cục của Atlat rất phong phú, được sắp xếp khoa học, có nhiều bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu thống kê, tranh ảnh với những nội dung khác nhau, giúp cho việc học Địa lí thuận lợi hơn, hiệu quả hơn mà không phải học thuộc lòng và ghi nhớ một cánh máy móc.
Một cách khái quát, bố cục của Atlat Địa lí Việt Nam gồm:
- Trang đầu giới thiệu các ký hiệu chung trong từng bản đồ trong Atlat Địa lí Việt Nam.
- Các bản đồ chung bao gồm các bản đồ: Hành chính, hình thể, địa chất khoáng sản, khí hậu, các hệ thống sông, các nhóm và loại đất chính, thực vật và động vật, các miền tự nhiên, dân số, dân tộc, kinh tế chung.
- Các bản đồ các ngành kinh tế gồm: Nông nghiệp chung, nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản, công nghiệp chung, các ngành công nghiệp trọng điểm, giao thông, thương mại, du lịch.
- Các bản đồ các vùng kinh tế gồm: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ; vùng Đồng bằng sông Hồng; vùng Bắc Trung Bộ; vùng Duyên hải Nam Trung Bộ; vùng Tây Nguyên; vùng Đông Nam Bộ; vùng Đồng bằng sông Cửu Long; các vùng kinh tế trọng điểm.
- Trong một trang bản đồ của Atlat thể hiện nhiều yếu tố:
+ Yếu tố tự nhiên: Vị trí, địa hình, đất đai, khoáng sản, sông ngòi, khí hậu, sinh vật,…
+ Yếu tố kinh tế, xã hội: Dân cư, mật độ dân số, hành chính, các ngành kinh tế, các vùng kinh tế.
+ Giới hạn một vùng lãnh thổ hay các vùng liền kề nhau.
+ Trong bản đồ mỗi vùng đều có bản đồ tự nhiên, bản đồ kinh tế và các biểu đồ, số liệu thống kê.
+ Trong một trang bản đồ của Atlat còn thể hiện: Một số bảng số liệu, biểu đồ dân số qua các năm, cơ cấu, hay biểu đồ biểu hiện giá trị sản xuất các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp,…
+ Một số hình ảnh về hoạt động sản xuất kinh tế, hoạt động văn hoá,… của các địa phương.
Để tìm hiểu được nội dung của mỗi bản đồ, biểu đồ cần phải hiểu được hệ thống ký hiệu trên bản đồ, biểu đồ.
- Trong Atlat hệ thống ký hiệu được dùng là những quy định về cách biểu hiện bằng màu sắc, các phương pháp ký hiệu, tỷ lệ của bản đồ,...
- Cần tìm hiểu và nắm vững các quy ước ở mục Ký hiệu chung ngay từ trang đầu tiên của Atlat, và các bảng chú giải trong từng trang Atlat để có thể đọc nhanh, đúng bản đồ, biểu đồ và từ đó phân tích chính xác hơn.
- Khi đọc bất cứ một bản đồ nào cũng cần phải: đọc tên từng bản đồ để hiểu từng nội dung bản đồ thể hiện.
- Đọc phần chú giải để hiểu rõ các kí hiệu được dùng cho bản đồ đó. Mỗi nội dung bản đồ khác nhau cách dùng màu sắc để thể hiện cũng khác nhau.
- Trong bản đồ Hình thể và Các miền Địa lí tự nhiên; màu sắc để thể hiện độ cao, thấp, nông, sâu của địa hình.
- Trong bản đồ Địa chất khoáng sản màu sắc lại thể hiện tuổi của các loại đá; trong bản đồ Các nhóm đất, bản đồ động - thực vật màu sắc thể hiện các nhóm đât, hoặc các thảm thực vật khác nhau.
- Trong bản đồ khí hậu màu sắc lại thể hiện sự thay đổi nhiệt độ, lượng mưa,... và các ký hiệu hình học thể hiện các loại khoáng sản; ký hiệu tượng hình thể hiện các loài động.
- thực vật; ký hiệu đường chuyển động thể hiện hướng gió, tính chất gió, đường đi của các cơn bão,...
- Với mỗi nội dung bài học, yêu cầu của từng bài học từng câu hỏi, cần phải xác định được đọc cái gì, từ đó xác định đúng trang Atlat cần đọc.
- Đọc bảng chú thích để nhận biết và đọc được các ký hiệu, ước hiệu, tỷ lệ,... trên mỗi bản đồ.
- Phân tích các ký hiệu, ước hiệu trên bản đồ để rút ra các nhận xét cần thiết.
- Thông qua việc phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội để từ đó rút ra các kết luận,…
- Khi sử dụng Atlat phải biết khai thác kiến thức nào trước, kiến thức nào sau.
- Trong từng bài cụ thể mức độ khai thác, sử dụng Atlat không giống nhau, có những bài học việc sử dụng Atlat chỉ được ứng dụng vào một số phần, có những bài có thể khai thác Atlat để tìm hiểu nội dung cả bài, trả lời toàn bộ câu hỏi.
- Khi khai thác Atlat, không bỏ qua một chi tiết nào được thể hiện trên mỗi bản đồ, biểu đồ của mỗi trang Atlat,...
- Trong một giờ học phải kết hợp việc khai thác Atlat với việc sử dụng các tài liệu khác và cả vốn hiểu biết của bản thân.
- Kể, nêu, mô tả,... đối tượng địa lí.
- Trình bày nguồn lực phát triển và phân bố của đối tượng địa lí.
- Trình bày hiện trạng phát triển và phân bố của đối tượng địa lí.
- Giải thích sự phát triển và phân bố của đối tượng địa lí.
Kĩ năng khai thác bản đồ là kĩ năng cơ bản của môn Địa lí. Nếu không nắm vững kĩ năng này thì khó có thể hiểu và giải thích được các sự vật, hiện tượng Địa lí, đồng thời cũng rất khó tự mình tìm tòi các kiến thức Địa lí khác. Do vậy việc rèn luyện kĩ năng làm việc với bản đồ nói chung và Atlat Địa lí Việt Nam nói riêng không thể thiếu khi học môn Địa lí.