Cho số liệu sau:
NHIỆT ĐỘ, LƯỢNG MƯA CỦA VIỆT NAM NĂM 2015. Các mốc tháng từ tháng 1 đến tháng 12, tương ứng với dãy dữ liệu sau:
- Nhiệt độ (0C): 19,2 – 20,7 – 23,5 – 28,5 – 28,3 – 27,6 – 27,6 – 26,9 – 25,4 – 24,4 – 21,0.
- Lượng mưa (mm): 40,1 – 22 – 56,8 – 61,2 – 120,3 – 212,9 – 251,4 – 205,1 – 281,6 – 194,8 – 243,2 – 111,5.
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê 2017)
Biên độ nhiệt năm của nước ta năm 2015 là
Kĩ năng nhận xét, phân tích và xử lí bảng số liệu.
- Công thức: Tính biên độ nhiệt năm của nước ta = tháng cao nhất – tháng thấp nhất.
- Dựa vào bảng, ta có: Tháng cao nhất: tháng 5=28,50C; tháng thấp nhất: tháng 1=19,20C.
Như vây: Biên độ nhiệt = 28,5 - 19,2 = 9,30C.
Cho các số liệu sau:
DIỆN TÍCH VÀ DÂN SỐ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA, NĂM 2017. Các quốc gia: In-đô-nê-xi-a – Ma-lai-xi-a – Phi-lip-pin – Thái Lan, tương ứng với:
- Diện tích (nghìn km2): 1910,9 - 330,8 - 300,0 - 513,1.
- Dân số (triệu người): 264,0 - 31,6 - 105,0 - 66,1.
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018; Nam Á, năm 2017)
Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây không đúng khi so sánh mật độ dân số của một số quốc gia?
Kĩ năng nhận xét, phân tích, giải thích, tính toán bảng số liệu.
- Mật độ dân số = Dân số / Diện tích (người/km2).
- Áp dụng công thức tính được mật độ dân số các nước In-đô-nê-xi-a (138), Ma-lai-xi-a (95), Phi-lip-pin (350), Thái Lan (129).
Như vậy, mật độ dân số In-đô-nê-xi-a thấp hơn Phi-lip-pin (138,1< 350,0 người/km2) => Nhận xét In-đô-nê-xi-a có mật độ dân số cao hơn Phi-lip-pin là không đúng.
Cho các số liệu sau:
DÂN SỐ VÀ GDP CỦA MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG NAM Á, NĂM 2017. Các quốc gia: In-đô-nê-xi-a – Ma-lai-xi-a – Phi-lip-pin – Thái Lan, tương ứng với:
- Dân số (triệu người): 264,0 - 31,6 - 105,0 - 66,1.
- GDP (triệu USD): 932259 – 296536 – 304905 – 407026.
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018)
Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh GDP bình quân đầu người của một số quốc gia năm 2017?
Kĩ năng nhận xét, phân tích, giải thích, tính toán bảng số liệu.
- Công thức: GDP/người = GDP / dân số (USD/người).
- Áp dụng công thức tính được: In-đô-nê-xi-a (3531,3), Ma-lai-xi-a (9384,1), Phi-lip-pin (2903,9), Thái Lan (6157,7).
Như vậy, GDP/người của Phi-lip-pin th hấp hơn In-đô-nê-xi-a (2903,9< 3531,3).
Cho số liệu sau:
NHIỆT ĐỘ, LƯỢNG MƯA CỦA VIỆT NAM NĂM 2015. Các mốc tháng từ tháng 1 đến tháng 12, tương ứng với dãy dữ liệu sau:
- Nhiệt độ (0C): 19,2 – 20,7 – 23,5 – 28,5 – 28,3 – 27,6 – 27,6 – 26,9 – 25,4 – 24,4 – 21,0.
- Lượng mưa (mm): 40,1 – 22 – 56,8 – 61,2 – 120,3 – 212,9 – 251,4 – 205,1 – 281,6 – 194,8 – 243,2 – 111,5.
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê 2017)
Nhiệt độ trung bình năm của nước ta là
Kĩ năng nhận xét, phân tích và xử lí bảng số liệu.
- Công thức: Tính nhiệt độ trung bình năm = Tổng nhiệt độ năm/12 tháng.
- Áp dụng công thức, ta có: Nhiệt độ trung bình năm của nước ta = 298,3/12 = 24,90C.
Cho các số liệu sau:
MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP CỦA TRUNG QUỐC, GIAI ĐOẠN 2010 – 2015. Các mốc năm: 2010 – 2012 – 2013 – 2014 – 2015, tương ứng với:
- Dầu thô (triệu tấn): 203 – 207 – 210 – 211 – 215.
- Than (triệu tấn): 3428 – 3945 – 3974 – 3874 – 3750.
- Điện (tỉ kWh): 4207 – 4988 – 5432 – 5650 – 5811.
Căn cứ vào bảng số liệu cho biết nhận xét nào sau đây đúng về tình hình sản lượng một số sản phẩm công nghiệp của Trung Quốc giai đoạn 2010 – 2015?
Kĩ năng nhận xét, phân tích, giải thích, tính toán bảng số liệu.
- Sản lượng dầu thô tăng liên tục qua các năm (203 triệu tấn lên 215 triệu tấn) => B sai.
- Sản lượng than có tăng lên nhưng còn biến động (từ 2010 – 2012 tăng sau đó giai đoạn 2012 – 2015 giảm xuống) => C sai.
- Sản lượng dầu thô tăng gấp 1,05 lần; than tăng gấp 1,09 lần, điện tăng gấp 1,38 lần
+ Sản lượng than tăng chậm hơn điện (1,09 < 1,38) => A sai.
+ Sản lượng điện tăng nhanh nhất và nhanh hơn dầu thô (1,38 > 1,05) => D đúng.
Cho các số liệu sau:
CHỈ SỐ VỀ TÌNH HÌNH DÂN SỐ NHẬT BẢN. Các mốc năm 2010 – 2015 – 2016 – 2017, tương ứng với:
- Dân số (triệu người): 127,3 - 126,6 - 126,3 - 126,0.
- Tỉ lệ sinh (%): 1,34 – 1,40 – 1,41 – 1,41.
- Dân thành thị (triệu người): 115,3 - 118,6 - 118,9 - 119,2.
Nhận xét nào sau đây không đúng về tình hình dân số Nhật Bản giai đoạn 2010 - 2017?
Kĩ năng nhận xét, phân tích, giải thích, tính toán bảng số liệu.
Bảng số liệu cho thấy giai đoạn 2010 – 2017 dân số Nhật Bản có xu hướng giảm đều và liên tục từ 127,3 triệu người xuống còn 126,0 triệu người. Nhận định dân số Nhật Bản tăng chậm là không đúng.
Cho số liệu sau:
NHIỆT ĐỘ, LƯỢNG MƯA CỦA VIỆT NAM NĂM 2015. Các mốc tháng từ tháng 1 đến tháng 12, tương ứng với dãy dữ liệu sau:
- Nhiệt độ (0C): 19,2 – 20,7 – 23,5 – 28,5 – 28,3 – 27,6 – 27,6 – 26,9 – 25,4 – 24,4 – 21,0.
- Lượng mưa (mm): 40,1 – 22 – 56,8 – 61,2 – 120,3 – 212,9 – 251,4 – 205,1 – 281,6 – 194,8 – 243,2 – 111,5.
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê 2017)
Lượng mưa trung bình năm của nước ta là
Kĩ năng nhận xét, phân tích và xử lí bảng số liệu.
- Công thức: Tính lượng mưa trung bình năm = Tổng lượng mưa 12 tháng.
- Cộng 12 tháng, ta được kết quả là: 1800mm.
Cho số liệu sau:
NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH THÁNG CỦA HÀ NỘI VÀ TP. HỒ CHÍ MINH (Đơn vị: 0C). Các mốc tháng từ tháng 1 đến tháng 12, tương ứng với dãy dữ liệu sau:
- Hà Nội: 16,4 – 17 – 20,2 – 23,7 – 27,3 – 28,8 – 28,9 – 28,2 – 27,2 – 24,6 – 21,4 – 18,2.
- TP. Hồ Chí Minh: 25,8 – 26,7 – 27,9 – 28,9 – 28,3 – 27,5 – 27,1 – 27,1 – 26,8 – 26,7 – 26,4 – 25,7.
(Nguồn: Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê 2018)
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về nhiệt độ của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh?
Kĩ năng nhận xét, phân tích và xử lí bảng số liệu.
Biên độ nhiệt độ trung bình năm ở Hà Nội lớn hơn TP.Hồ Chí Minh (12,50C so với 3,20C) => Ý D sai.
Cho các số liệu sau:
DIỆN TÍCH CAO SU CỦA CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ THẾ GIỚI (Đơn vị: Triệu ha). Các mốc năm 1985 – 1995 – 2005 – 2013, tương ứng với:
- Đông Nam Á: 3,4 – 4,9 – 6,4 – 9.
- Thế giới: 4,2 – 6,3 – 9 – 12.
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2014, NXB Thống kê, 2015)
Nhận xét nào sau đây không đúng về sự thay đổi diện tích cao su của các nước Đông Nam Á và thế giới giai đoạn 1985 - 2013?
Kĩ năng nhận xét, phân tích, giải thích, tính toán bảng số liệu.
Dựa vào BSL ta có 1 số nhận xét về sự thay đổi diện tích cao su của các nước Đông Nam Á và thế giới giai đoạn 1985 – 2013:
- Diện tích cao su của thế giới tăng mạnh (gấp 3 lần) => B đúng.
- Tốc độ tăng diện tích cao su của Đông Nam Á (264,7%) chậm hơn của thế giới (285,7%) => C đúng, A sai.
- Diện tích cao su Đông Nam Á tăng liên tục => D đúng.
Cho số liệu sau:
NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH TẠI MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM Ở NƯỚC TA (Đơn vị: 0C). Các tỉnh lần lượt là: Lạng Sơn – Hà Nội – Vinh – Huế - Quy Nhơn – TP. Hồ Chí Minh, tương ứng với dãy dữ liệu sau:
- Nhiệt độ TB tháng I: 13,3 - 16,4 - 17,6 - 19,7 - 23,0 - 25,8.
- Nhiệt độ TB tháng VII: 27,0 - 28,9 - 29,6 - 29,4 - 29,7 - 28,9.
- Nhiệt độ TB năm: 21,2 - 23,5 - 23,9 - 25,1 - 26,8 - 27,1.
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê 2017)
Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?
Kĩ năng nhận xét, phân tích và xử lí bảng số liệu.
* Công thức: Tính biên độ nhiệt = nhiệt độ tháng cao nhất – nhiệt độ tháng thấp nhất. Ta được kết quả lần lược của các tỉnh là: Lạng Sơn (13,7), Hà Nội (12,5), Vinh (12), Huế (9,7), Quy Nhơn (6,7) và TP. Hồ Chí Minh (3,1).
* Phân tích bảng số liệu:
- Nhiệt độ trung bình tháng I tăng dần từ Bắc vào Nam, thấp nhất ở Lạng Sơn và cao nhất ở TP Hồ Chí Minh.
- Nhiệt độ trung bình tháng VII cao nhất ở Quy Nhơn và thấp nhất là Lạng Sơn.
- Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam.
- Biên độ nhiệt tăng dần từ Nam ra Bắc, thấp nhất ở TP Hồ Chí Minh và cao nhất ở Lạng Sơn.
=> D không đúng.
Cho số liệu sau:
NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH CÁC THÁNG TẠI HÀ NỘI VÀ HUẾ(Đơn vị: 0C). Các mốc tháng từ tháng 1 đến tháng 12, tương ứng với dãy dữ liệu sau:
- Hà Nội: 16,4 – 17 – 20,2 – 23,7 – 27,3 – 28,8 – 28,9 – 28,2 – 27,2 – 24,6 – 21,4 – 18,2.
- Huế: 19,7 – 20,9 – 23,2 – 26,0 – 28,0 – 29,2 – 29,4 – 28,8 – 27,0 – 25,1 – 23,2 – 20,8.
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê 2017)
Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng với chế độ nhiệt của Hà Nội và Huế?
Kĩ năng nhận xét, phân tích và xử lí bảng số liệu.
Dựa vào bảng số liệu ta tính nhiệt độ trung bình của 12 tháng và biên độ nhiệt độ trung bình năm của 2 địa điểm theo công thức sau:
- Nhiệt độ trung bình 12 tháng = Tổng nhiệt độ của 12 tháng / 12
+ Hà Nội = (16,4 + 17,0+.....+21,4+ 18,2)/12 = 23,50C.
+ Huế = (19,7 + 20,9+.....+ 23,2 +20,8)/ 12 =25, 10C.
=> Nhiệt độ trung bình 12 tháng của Hà Nội và Huế lần lượt là 23,50C và 25,10C => nhận xét B đúng.
- Biên độ nhiệt độ trung bình năm = nhiệt độ tháng cao nhất – nhiệt độ tháng thấp nhất
+ Hà Nội =28,9 – 16,4 = 12,50C.
+ Huế = 29,4 – 19,7 = 9,70C (Hà Nội gấp Huế: 12,5 7 9,7= 1,29 lần).
=> Nhận xét C, D không đúng.
- Huế chỉ có 1 tháng nhiệt độ dưới 200C (tháng 1: 19,70C) => nhận xét A không đúng.
Cho số liệu sau:
LƯỢNG MƯA, LƯỢNG BỐC HƠI VÀ CÂN BẰNG ẨM CỦA HAI ĐỊA ĐIỂM Ở NƯỚC TA (Đơn vị: mm) Số liệu được liệt kê tương ứng với: Lượng mưa – Lượng bốc hơi – Cân bằng ẩm
- Hà Nội: 1667 – 989 – (+) 678.
- TP. Hồ Chí Minh: 1931 – 1686 – (+) 245.
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê 2017)
Nhận xét nào sau đây là đúng?
Kĩ năng nhận xét, phân tích và xử lí bảng số liệu.
Qua bảng số liệu, ta thấy: Hà Nội có lượng mưa và lượng bốc hơi thấp hơn TP. Hồ Chí Minh nhưng Hà Nội có cân bằng ẩm lớn hơn TP. Hồ Chí Minh => A, B, C sai và D đúng.
Cho các dữ liệu sau:
SỐ LƯỢNG KHÁCH DU LỊCH ĐẾN VÀ DOANH THU DU LỊCH CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2014. Các quốc gia: Pháp - Tây Ban Nha - Hoa Kì - Trung Quốc - Anh - Mê-hi-cô, tương ứng với các dãy dữ liệu sau:
- Số lượng khách du lịch (triệu người): 83,8 - 65,0 - 75,0 - 55,6 - 32,6 - 29,3.
- Doanh thu du lịch (tỉ USD): 66,8 - 64,1 - 220,8 - 56,9 - 62,8 - 16,6.
Biểu đồ nào thích hợp nhất thể hiện số lượng khách du lịch đến và doanh thu du lịch của các nước trên?
Kĩ năng nhận diện các dạng biểu đồ.
- Bảng số liệu gồm 2 đối tượng: Số khách du lịch và doanh thu du lịch với 2 đơn vị khác nhau; 6 nước với số liệu thô.
- Yêu câu đề bài: thể hiện số lượng khách du lịch đến và doanh thu du lịch,…
=> Biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ cột (cụ thể là cột ghép) thể hiện số lượng khách du lịch đến và doanh thu du lịch của một số nước trên thế giới năm 2014.
Cho các dữ liệu sau:
GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU VÀ SỐ DÂN CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA NĂM 2014. Các quốc gia: Hoa Kì - Ca-na-da - Trung Quốc - Ấn Độ - Nhật Bản - Thái Lan - Đức - Pháp, tương ứng với dãy dữ liệu sau:
- Giá trị xuất khẩu (tỉ USD): 1610 – 465 – 2252 – 464 – 710 – 232 – 1547 – 578.
- Giá trị nhập khẩu (tỉ USD): 2380 – 482 – 2249 – 508 – 811 – 219 – 1319 – 634.
- Số dân (triệu người): 234,3 - 34,8 – 1378 – 1330 – 127 - 67,7 - 80,9 - 66,2.
Giá trị xuất khẩu tính trên đầu người thấp nhất trong các quốc gia trên là
Kĩ năng nhận xét, tính toán, phân tích bảng số liệu.
- Công thức: Giá trị xuất khẩu tính trên đầu người = Giá trị xuất khẩu / số dân (Đơn vị: Tỉ USD/người).
- Từ công thức trên, ta tính được kết quả sau: Hoa Kì 6871,5; Ca-na-da 13362,1; Trung Quốc 1634,3; Ấn Độ 348,9; Nhật Bản 5590,6; Thái Lan 3426,9; Đức 19122,4; Pháp 8731,1.
Như vậy, Giá trị xuất khẩu tính trên đầu người của Đức cao nhất, tiếp đến là Ca-na-đa, Pháp, Hoa Kì, Nhật Bản,… Giá trị xuất khẩu tính trên đầu người thấp nhất là Ấn Độ, Trung Quốc và Thái Lan.
Cho các dữ liệu sau:
SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC VÀ SỐ DÂN CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2014. Các quốc gia: Trung Quốc - Hoa Kì - Ấn Độ - Pháp - In-đô-nê-xi-a - Việt Nam - Thế giới, tương ứng với dãy dữ liệu sau:
- Sản lượng lương thực (triệu tấn): 557,4 - 442,9 - 294,0 - 56,2 - 89,9 - 50,2 - 2817,3.
- Số dân (triệu người): 1364,3 - 318,9 - 1295,3 - 66,5 - 254,5 - 90,7 - 7625,8.
Để thể hiện cơ cấu sản lượng lương thực và cơ cấu số dân của thế giới phân theo nước năm 2014, biểu đồ thích hợp nhất là
Kĩ năng nhận diện các dạng biểu đồ.
Căn cứ vào bảng số liệu và yêu cầu đề bài (Từ khóa: Cơ cấu) => Biểu đồ tròn là biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện cơ cấu sản lượng lương thực và cơ cấu số dân của thế giới phân theo nước năm 2014.
Cho các dữ liệu sau:
VĨ ĐỘ ĐỊA LÝ VÀ NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH NĂM CỦA MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM Ở NƯỚC TA.
Các số liệu dưới tương ứng với: Địa điểm - Vĩ độ - Nhiệt độ trung bình năm (0C)
- Lạng Sơn: 21051’B - 21,2.
- Hà Nội: 21001’B - 23,5.
- Đà Nẵng: 16002’B - 25,7.
- Quy Nhơn: 13046’B - 26,8.
- TP. Hồ Chí Minh: 10046’B - 27,1.
Nhận xét nào dưới đây đúng nhất về bảng số liệu trên?
Phương pháp nhận xét bảng số liệu kết hợp với liên hệ kiến thức sự phân bố nhiệt độ theo vĩ độ.
Bảng số liệu thể hiện nhiệt độ trung bình năm của các địa điểm nước ta theo thứ tự từ Bắc vào Nam (từ vĩ độ cao xuống vĩ độ thấp)
- Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam (Lạng Sơn: 21,20C; TP.Hồ Chí Minh: 27,10C) => Các nhận xét A, B và D đều sai.
- Sự thay đổi nhiệt độ theo vĩ độ: nhiệt độ tăng dần từ vĩ độ cao đến vĩ độ thấp. Nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội thấp hơn TP. Hồ Chí Minh (Hà Nội: 23,50C; TP.Hồ Chí Minh: 27,10C). Như vậy, ý C đúng.
Cho các dữ liệu sau:
VĨ ĐỘ ĐỊA LÝ VÀ NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH NĂM CỦA MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM Ở NƯỚC TA. Các số liệu dưới tương ứng với: Địa điểm - Vĩ độ - Nhiệt độ trung bình năm (0C)
- Lạng Sơn: 21051’B - 21,2.
- Hà Nội: 21001’B - 23,5.
- Đà Nẵng: 16002’B - 25,7.
- Quy Nhơn: 13046’B - 26,8.
- TP. Hồ Chí Minh: 10046’B - 27,1.
Nhận xét nào dưới đây không đúng về bảng số liệu trên?
Phương pháp nhận xét bảng số liệu kết hợp với liên hệ kiến thức sự phân bố nhiệt độ theo vĩ độ.
Bảng số liệu thể hiện nhiệt độ trung bình năm của các địa điểm nước ta theo thứ tự từ Bắc vào Nam (từ vĩ độ cao xuống vĩ độ thấp).
- Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam (Lạng Sơn: 21,20C; TP. Hồ Chí Minh: 27,10C) => Nhận xét A, B đúng và nhận xét D không đúng.
- Nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội thấp hơn TP. Hồ Chí Minh (Hà Nội: 23,50C; TP.Hồ Chí Minh: 27,10C) => Nhận xét C đúng.
Cho các dữ liệu sau:
SẢN LƯỢNG MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI, GIAI ĐOẠN 1950 – 2013. Các mốc năm: 1950 – 1990 – 2010 – 2013, tương ứng với các dãy số liệu sau:
- Than (triệu tấn): 1820 – 3387 – 6025 – 6859.
- Dầu mỏ (triệu tấn): 523 – 3331 – 3615 – 3690.
- Điện (tỉ kWh): 967 – 11832 – 21268 – 23141.
- Thép (triệu tấn): 189 – 770 – 1175 – 1393.
Nhận xét nào sau đây không đúng?
Kĩ năng nhận xét, phân tích và xử lí bảng số liệu.
Nhận xét
- Sản lượng than, dầu mỏ, điện và thép đều tăng lên liên tục qua các năm => Nhận xét A đúng.
- Áp dụng công thức tính: tốc độ tăng sản lượng = sản lượng năm năm 2013 / sản lượng năm 1950 => Sản lượng than tăng gấp 3.8 lần, dầu mỏ tăng gấp 7.1 lần , điện tăng gấp 24 lần, thép tăng 7.4 lần.
Như vậy:
- Sản lượng điện tăng nhanh nhất (gấp 24 lần) => Nhận xét B đúng.
- Sản lượng than tăng chậm nhất (gấp 3.8 lần) => Nhận xét C đúng.
- Sản lượng thép tăng nhanh hơn sản lượng dầu mỏ (7.4 lần > 7.1 lần).
=> Nhận xét D. Sản lượng thép tăng chậm hơn dầu mỏ là không đúng.
Cho các dữ liệu sau:
GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VÀ DU LỊCH CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA CHÂU Á NĂM 2014 (Đơn vị: Tỉ USD). Các quốc gia: Ấn Độ - Trung Quốc – Hàn Quốc – Nhật Bản, tương ứng với:
- Giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ: 475 – 2342 – 714 – 815.
Nhận xét nào sau đây là đúng?
Kĩ năng nhận xét, phân tích bảng số liệu.
Qua bảng số liệu, rút ra nhận xét sau:
- Trung Quốc có giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ lớn nhất, tiếp đến là Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ.
- Trung Quốc có giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ gấp 2,9 lần Nhật Bản; 3,3 lần Hàn Quốc và 4,9 lần Ấn Độ.
Cho các số liệu sau:
GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA NHẬT BẢN QUA CÁC NĂM (Đơn vị: Tỉ USD). Các năm: 1990 – 1995 – 2000 – 2004 – 2010 – 2014, tương ứng với:
- Xuất khẩu: 287,6 – 443,1 – 479,2 – 565,7 – 833,7 – 815,5.
- Nhập khẩu: 235,4 – 335,9 – 379,5 – 454,5 – 768 – 958,4.
Theo bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây đúng về ngoại thương của Nhật Bản?
Kĩ năng nhận xét, phân tích, giải thích, tính toán bảng số liệu.
- Công thức: Cán cân xuất nhập khẩu = Xuất khẩu - Nhập khẩu (Tỉ USD).
- Áp dụng công thức, ta tính được kết quả cán cân XNK như sau: Năm 1990 (52,2), 1995 (107,2), 2000 (99,7), 2004 (11,2), 2010 (65,7), 2014 (142,9).
=> Như vậy cán cân xuất nhập khẩu giai đoạn 1990 có sự biến động mạnh, tăng lên và giảm xuống không ổn định.
Cho các số liệu sau:
DIỆN TÍCH CAO SU CỦA CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ THẾ GIỚI (Đơn vị: Triệu ha). Các mốc năm 1985 – 1995 – 2005 – 2013, tương ứng với:
- Đông Nam Á: 3,4 – 4,9 – 6,4 – 9.
- Thế giới: 4,2 – 6,3 – 9 – 12.
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2014, NXB Thống kê, 2015)
Nhận xét nào sau đây không đúng về sự thay đổi diện tích cao su của các nước Đông Nam Á và thế giới giai đoạn 1985 - 2013?
Kĩ năng nhận xét, phân tích, giải thích, tính toán bảng số liệu.
Dựa vào BSL ta có 1 số nhận xét về sự thay đổi diện tích cao su của các nước Đông Nam Á và thế giới giai đoạn 1985 – 2013:
- Diện tích cao su của thế giới tăng mạnh (gấp 3 lần) => B đúng.
- Tốc độ tăng diện tích cao su của Đông Nam Á (264,7%) chậm hơn của thế giới (285,7%) => C đúng, A sai.
- Diện tích cao su Đông Nam Á tăng liên tục => D đúng.
Điểm của bạn.Mỗi câu trả lời đúng được
Câu hỏi này theo dạng chọn đáp án đúng, sau khi đọc xong câu hỏi, bạn bấm vào một trong số các đáp án mà chương trình đưa ra bên dưới, sau đó bấm vào nút gửi để kiểm tra đáp án và sẵn sàng chuyển sang câu hỏi kế tiếp
Trong khoảng 5 phút đầu tiên | + 5 điểm |
Trong khoảng 5 phút -> 10 phút | + 4 điểm |
Trong khoảng 10 phút -> 15 phút | + 3 điểm |
Trong khoảng 15 phút -> 20 phút | + 2 điểm |
Trên 20 phút | + 1 điểm |
Tổng thời gian làm mỗi câu (không giới hạn)
Điểm của bạn.
Bấm vào đây nếu phát hiện có lỗi hoặc muốn gửi góp ý
Em có muốn tiếp tục làm không?
Làm lại bạn sẽ KHÔNG được cộng hạt dẻ và điểm thành tích
LuyenThi123.Com - a product of BeOnline Co., Ltd. (Cty TNHH Hãy Trực Tuyến)
Giấy phép ĐKKD số: 0102852740 cấp bởi Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội ngày 7/8/2008
Giấy phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội học tập trực tuyến số: 524/GP-BTTTT cấp ngày 24/11/2016 bởi Bộ Thông Tin & Truyền Thông
Tel: 02473080123 - 02436628077 (8:30am-9pm) | Email: hotro@luyenthi123.com
Địa chỉ: số nhà 13, ngõ 259/9 phố Vọng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội.