Bài 39: Kinh tế Bắc Mĩ (tiếp theo) - Địa lí lớp 7

Câu hỏi trắc nghiệm bài 39: Kinh tế Bắc Mĩ (tiếp theo) địa lí 7. Có đáp án và giải thích chi tiết

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Lý thuyết: Kinh tế Bắc Mĩ (tiếp theo)

2. Công nghiệp Bắc Mĩ chiếm vị trí hàng đầu trên thế giới

Các nước Bắc Mĩ có nền công nghiệp phát triển cao, đặc biệt là Hoa Kì và Ca-na-đa.

- Hoa Kì:

+ Công nghiệp đứng đầu thế giới.

+ Cơ cấu: phát triển đầy đủ các ngành chủ yếu, công nghiệp chế biến chiếm 80% sản lượng công nghiệp.

+ Phân bố tập:

Ở phía nam Hồ Lớn, vùng Đông Bắc: các ngành truyền thống (luyện kim, chế tạo máy, hóa chất, thực phẩm…).

Phía nam và ven Thái Bình Dương (vành đai mặt trời): phát triển các ngành kĩ thuật cao (máy móc tự động, điện tử, hàng không vũ trụ, vật liệu tổng hợp…).

- Ca-na-da:

+ Cơ cấu ngành: khai thác và chế biến lâm sản, hoá chất, luyện kim, công nghiệp thực phẩm.

+ Phân bố: phía Bắc Hồ Lớn, ven biển Đại Tây Dương.

- Mê-hi-cô:

+ Cơ cấu ngành: Cơ khí, luyện kim, hoá chất, đóng tàu, lọc dầu, công Nghiệp thực phẩm.

+ Ưu tiên khai khoáng và lọc dầu.

+ Phân bố: tập trung ở thủ đô Mêhicô, các thành phố ven vịnh Mêhicô.

3. Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế

- Chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu GDP (Ca-na-đa và Mê-hi-cô:68%, Hoa Kì: 72%).

- Các ngành quan trọng: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, giao thông vận tải…

- Phân bố: tập trung ở các thành phố quanh vùng Hồ Lớn, vùng Đông Bắc và “vành đai Mặt Trời” của Hoa Kì.

4. Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ (NAFTA)

- Năm 1993, Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ được thông qua, bao gồm 3 nước thành viên: Hoa Kì, Ca-na-đa và Mê-hi-cô.

- Mục đích: tạo thị trường chung rộng lớn, tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.


Học Tin Học