Câu hỏi trắc nghiệm bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên địa lí 12. Có đáp án và giải thích chi tiết
Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây
* Hiện trạng rừng
- Rừng của nước ta đang được phục hồi.
+ Năm 1983 tổng diện tích rừng là 7,2 triệu ha.
+ Năm 2005 tăng lên thành 12,1 triệu ha.
Tuy nhiên, tổng diện tích rừng và tỉ lệ che phủ rừng năm 2005 vẫn thấp hơn năm 1943.
- Độ che phủ rừng năm 2005: 38% → còn thấp.
- Chất lượng rừng bị giảm sút: diện tích rừng giàu giảm, diện tích rừng nghèo và rừng phục hồi tăng chiếm 70%.
* Ý nghĩa của việc bảo vệ tài nguyên rừng
- Về kinh tế. Cung cấp gỗ, làm dược phẩm, phát triển du lịch sinh thái,...
- Về môi trường: Chống xói mòn đất; tăng lượng nước ngầm, hạn chế lũ lụt; điều hòa khí quyển,...
* Biện pháp bảo vệ rừng
- Nâng cao độ che phủ rừng từ 38% lên 40-50%, vùng núi dốc đạt 70-80%.
- Quy định về quản lí, sử dụng, bảo vệ và phát triển các loại rừng: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất.
- Triển khai luật bảo vệ và phát triển rừng. phấn đấu trồng được 5 triệu ha vào năm 2010.
* Hiện trạng suy giảm đa dạng sinh học
- Giới sinh vật tự nhiên ở nước ta có tính đa dạng rất cao, biểu hiện: số lượng thành phần loài, các kiểu HST, nguồn gen quý hiếm.
- Nguy cơ suy giảm rất lớn (bảng số liệu).
* Nguyên nhân:
- Khai thác quá mức làm thu hẹp diện tích rừng tự nhiên và làm nghèo tính đa dạng của sinh vật.
- Ô nhiễm môi trường đặc biệt là ô nhiếm nguồn nước làm nguồn thủy sản nước ta bị giảm sút rõ rệt.
* Biện pháp bảo vệ:
- Xây dựng hệ thống vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.
- Ban hành “Sách đỏ VN”.
- Quy định khai thác gỗ, động vật, thủy hải sản.
- Năm 2005:
+ Đất nông nghiệp chỉ khoảng 9,4 triệu ha (28% tổng diện tích đất tự nhiên).
+ Đất có rừng: 12,7 triệu ha.
+ Đất chưa sử dụng: 5,35 triệu ha.
- Bình quân đất nông nghiệp/người: 0,1 ha, khả năng mở rộng diện tích đất nông nghiệp không nhiều.
- Hiện nay, diện tích đất hoang, đồi núi trọc giảm mạnh nhưng diện tích đất bị suy thoái vẫn rất lớn: 9,3 triệu ha đất bị đe doạ sa mạc hoá chiếm 28%.
- Vùng đồi núi:
+ Tổ chức định canh định cư.
+ Thực hiện phối hợp các biện pháp thuỷ lợi - canh tác; làm ruộng bậc thang, trồng cây theo hàng,…
+ Bảo vệ rừng và đất rừng.
- Vùng đồng bằng:
+ Quản lí chặt chẽ, sử dụng vốn đất hợp lí.
+ Thâm canh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
+ Thực hiện các biện pháp canh tác, cải tạo đất hợp lí.
- Tài nguyên nước: Thừa nước gây lũ lụt vào mùa mưa, thiếu nước gây hạn hán vào mùa khô; ô nhiễm nguồn nước.
→ Biện pháp: Trồng rừng và bảo vệ rừng, tuyên truyền giáo dục người dân không xả nước thải rác thải bừa bãi; xử lí những cơ sở vi phạm.
- Tài nguyên khoáng sản: nhiều nơi khác thác bừa bãi gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm môi trường.
→ Biện pháp: cần quản lí chặt chẽ việc khai thác, xử lí những trường hợp vi phạm.
- Tài nguyên du lịch: ô nhiễm môi trường ở nhiều điểm du lịch, một số công trình du lịch bị xuống cấp.
→ Biện pháp: cần bảo vệ MT du lịch, bảo tồn tôn tạo giá trị tài nguyên du lịch, phát triển du lịch sinh thái,...