Cho các số liệu sau:
TỈ LỆ DÂN THÀNH THỊ CỦA VIỆT NAM QUA CÁC NĂM (Đơn vị: %). Các mốc năm: 2004 – 2006 – 2008 – 2013 – 2016, tương ứng với:
- Tỉ lệ dân thành thị: 26,5 - 27,7 - 29,0 - 29,7 - 33,1.
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê 2017)
Nhận xét nào sau đây không đúng với nội dung thể hiện ở bảng số liệu trên?
Kĩ năng nhận xét, phân tích và xử lí bảng số liệu.
Qua bảng số liệu, ta thấy: Tỉ lệ dân thành thị nước ta tăng liên tục qua các năm nhưng vẫn chiếm tỉ lệ thấp và còn tăng chậm => A, C, D đúng và B sai.
Cho các số liệu sau:
THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI THEO THÁNG Ở ĐÔNG NAM BỘ VÀ TÂY NGUYÊN, GIAI ĐOẠN 1999 - 2016 (Đơn vị: Nghìn đồng). Các mốc năm: 1999 – 2002 – 2004 – 2016, tương ứng với:
- Đông Nam Bộ: 366 – 390 – 452 – 515.
- Tây Nguyên: 221 – 143 – 198 – 234.
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê 2017)
Nhận xét nào sau đây không đúng với nội dung thể hiện ở bảng số liệu trên?
Kĩ năng nhận xét, phân tích và xử lí bảng số liệu.
Qua bảng số liệu, ta thấy: Thu nhập bình quân đầu người của Đông Nam Bộ tăng liên tục và luôn cao hơn Tây Nguyên; Tây Nguyên có xu hướng tăng nhưng không ổn định => A, B, C đúng và D sai.
Cho các số liệu sau:
CƠ CẤU GDP PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1990 - 2016 (Đơn vị: %). Các mốc năm: 1990 – 1995 – 1998 – 2013 – 2016, tương ứng với:
- Nông-lâm-ngư nghiệp: 38,7 - 27,2 - 25,8 - 21 - 18,4.
- Công nghiệp-xây dựng: 22,7 - 28,8 - 32,5 - 41 - 38,3.
- Dịch vụ: 38,6 - 44 - 41,7 - 38 - 43,3.
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê 2017)
Theo bảng trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nước ta giai đoạn 1990 - 2016?
Kĩ năng nhận xét, phân tích và xử lí bảng số liệu.
Qua bảng số liệu, ta thấy: Tỉ trong ngành nông – lâm – ngư giảm liên tục và chiếm tỉ trọng nhỏ nhất; ngành công nghiệp – xây dựng và ngành dịch vụ có xu hướng tăng lên nhưng không ổn định, trong đó ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất => A sai và B, C, D đúng.
Cho các số liệu sau:
TỈ LỆ NGHÈO CỦA VIỆT NAM QUA CÁC NĂM (Đơn vị: %). Các mốc năm: 1990 – 1998 – 2010 – 2016, tương ứng với:
- Tỉ lệ nghèo chung: 58,1 - 37,4 - 19,5 - 5,9.
- Tỉ lệ nghèo lương thực: 24,9 - 15,0 - 6,9 - 1,8.
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê 2017)
Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?
Kĩ năng nhận xét, phân tích và xử lí bảng số liệu.
Qua bảng số liệu, ta thấy: Tỉ lệ nghèo chung giảm liên tục và giảm mạnh; tỉ lệ nghèo lương thực giảm liên tục và nhanh hơn tỉ lệ nghèo chung (92,8% so với 89,9%) => A, B, C đúng và D sai.
Cho các số liệu sau:
NHIỆT ĐỘ CỦA MỘT SỐ NƠI Ở NƯỚC TA (Đơn vị: 0C). Các địa phương: Lạng Sơn – Hà Nội – Huế - Đà Nẵng, tương ứng với:
- Nhiệt độ TB năm: 21,2 - 23,5 - 25,1 - 25,7.
- Nhiệt độ TB tháng 1: 13,3 - 16,4 - 19,7 - 21,3.
- Nhiệt độ TB tháng 7: 27,0 - 28,9 - 29,4 - 29,1.
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê 2017)
Nhận định nào sau đây chưa chính xác?
Kĩ năng nhận xét, phân tích và xử lí bảng số liệu.
Qua bảng số liệu, ta thấy:
- Càng vào nam biên độ nhiệt càng giảm và nền nhiệt trung bình năm càng tăng => D sai và A đúng.
- Vào tháng 7, nhiệt độ trung bình các địa điểm đều cao trên 250C và vào tháng 1, độ vĩ càng tăng thì nhiệt độ trung bình càng giảm => B, C đúng.
Cho các số liệu sau:
SẢN LƯỢNG VÀ GIÁ TRỊ SẢN XUẤT THỦY SẢN CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 – 2015. Các mốc năm: 2005 – 2007 – 2009 – 2015, tương ứng với:
- Sản lượng (nghìn tấn): 3 467 - 4 200 - 4 870 - 5 128.
+ Khai thác: 1 988 - 2 075 - 2 280 - 2 421.
+ Nuôi trồng: 1 479 - 2 125 - 2 590 - 2 707.
- Giá trị sản xuất (tỉ đồng): 38784 - 47140 - 53540 - 56 660.
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê 2017)
Nhận xét nào sau đây đúng khi nói về sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản nước ta giai đoạn 2005 - 2015?
Kĩ năng nhận xét, phân tích và xử lí bảng số liệu.
Qua bảng số liệu, ta thấy:
- Sản lượng và giá trị sản xuất ngày càng tăng và tăng liên tục qua các năm => D sai.
- Sản lượng khai thác tăng chậm hơn sản lượng nuôi trồng => B đúng và C sai.
- Năm 2005 sản lượng khai thác lớn hơn sản lượng nuôi trồng nhưng sau 2007 sản lượng thủy sản nuôi trồng luôn lớn hơn sản lượng thủy sản khai thác => A sai.
Cho các số liệu sau:
LAO ĐỘNG CÓ VIỆC LÀM CỦA NƯỚC TA (Đơn vị: Nghìn người). Các mốc năm: 2000 – 2015, tương ứng với:
- Tổng số dân: 37609,6 - 47743,6.
- Trong đó khu vực I: 24480,6 - 24788,5.
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê 2016)
Tỉ trọng của khu vực I (nông - lâm - thủy sản) trong cơ cấu lao động có việc làm cả nước năm 2000 và năm 2015 lần lượt là
Kĩ năng nhận xét, phân tích và xử lí bảng số liệu.
Tỉ trọng của khu vực I (nông - lâm - thủy sản) trong cơ cấu lao động có việc làm cả nước năm 2000 và năm 2009 lần lượt là 65,1% và 51,9%.
Cho các số liệu sau:
DÂN SỐ VIỆT NAM QUA CÁC NĂM (Đơn vị: Nghìn người). Các mốc năm: 2000 – 2005 – 2009 – 2016, tương ứng với:
- Tổng số: 77 631 - 82 392 - 86 025 - 90 729.
- Thành thị: 18 725 - 22 332 - 25 585 - 30 035.
- Nông thôn: 58 906 - 60 060 - 60 440 - 60 694.
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê 2017)
Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?
Kĩ năng nhận xét, phân tích và xử lí bảng số liệu.
Qua bảng số liệu, ta thấy: Dân thành thị và dân nông thôn ngày càng tăng nhưng dân thành thị ít hơn và tăng nhanh hơn dân nông thôn => A sai và B, C, D đúng.
Cho các số liệu sau:
GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NƯỚC TA PHÂN THEO NGÀNH (Đơn vị: Tỉ đồng). Các mốc năm: 2000 – 2005 – 2013 – 2016, tương ứng với:
- Tổng số: 129087,9 - 183213,6 - 540162,8 - 623220,0.
- Trồng trọt: 101043,7 - 134754,5 - 396733,6 - 456775,7.
- Chăn nuôi: 24907,6 - 45096,8 - 135137,2 - 156796,1.
- Dịch vụ nông nghiệp: 3136,6 - 3362,3 - 8292,0 - 9648,2.
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê 2017)
Nhận xét nào sau đây đúng với sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành hoạt động của nước ta?
Kĩ năng nhận xét, phân tích và xử lí bảng số liệu.
Qua bảng số liệu, ta thấy: Tỉ trọng của ngành chăn nuôi tăng, giảm tỉ trọng ngành trồng trọt và dịch vụ nông nghiệp => A, B, C sai và D đúng.
Cho các số liệu sau:
SẢN LƯỢNG THỦY SẢN QUA CÁC NĂM (Đơn vị: Nghìn tấn). Các mốc năm: 2005 – 2008 – 2013 – 2016, tương ứng với:
- Tổng sản lượng: 3466,8 - 4602,0 - 5142,7 - 6333,2.
- Sản lượng khai thác: 1987,9 - 2136,4 - 2414,4 - 2920,4.
- Sản lượng nuôi trồng: 1478,9 - 2465,6 - 2728,3 - 3412,8.
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê 2017)
Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?
Kĩ năng nhận xét, phân tích và xử lí bảng số liệu.
Qua bảng số liệu, ta thấy:
- Tổng sản lượng thủy sản nước ta tăng khá nhanh qua các năm => D đúng.
- Tốc độ tăng sản lượng thủy sản nuôi trồng nhanh hơn tốc độ tăng sản lượng khai thác (230,7% so với 146,9%) => A đúng.
- Sản lượng thủy sản khai thác của nước ta tăng gần 1,47 lần, giai đoạn 2005 – 2014 => B đúng.
- Sản lượng thủy sản nuôi trồng giai đoạn 2008 - 2014 luôn lớn hơn sản lượng thủy sản khai thác và gấp gần 1,17 lần vào năm 2014 => C sai.
Cho các số liệu sau:
DÂN SỐ NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1995 - 2016 (Đơn vị: Triệu người). Các mốc năm: 1995 – 2000 – 2005 – 2010 – 2016, tương ứng với:
- Tổng số dân: 72,0 - 77,6 - 82,4 - 86,9 - 90,7.
- Số dân thành thị: 14,9 - 18,7 - 22,3 - 26,5 - 30,0.
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê 2017)
Tốc độ tăng trưởng dân số của nước ta trong giai đoạn 1995 - 2016 (làm tròn đến hàng thập phân thứ nhất) là
Kĩ năng nhận xét, phân tích và xử lí bảng số liệu.
Qua bảng số liệu, ta thấy: Tốc độ tăng trưởng dân số của nước ta trong giai đoạn 1995 - 2016 là: 90,7 / 72 x 100 = 126,0%.
Cho các số liệu sau:
DÂN SỐ NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1995 - 2016 (Đơn vị: Triệu người). Các mốc năm: 1995 – 2000 – 2005 – 2010 – 2016, tương ứng với:
- Tổng số dân: 72,0 - 77,6 - 82,4 - 86,9 - 90,7.
- Số dân thành thị: 14,9 - 18,7 - 22,3 - 26,5 - 30,0.
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê 2017)
Năm 2016, tỉ lệ dân đô thị của nước ta là
Kĩ năng nhận xét, phân tích và xử lí bảng số liệu.
Qua bảng số liệu, ta thấy tỉ lệ dân đô thị của nước ta năm 2016 là: 30/90,7 x 100 = 33,1%.
Cho các số liệu sau:
TỒNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 - 2016 (Đơn vị: Tỉ đồng). Các mốc năm: 2010 – 2012 – 2013 – 2016, tương ứng với:
- Kinh tế Nhà nước: 633 187 - 702 017 - 735 442 - 765 247.
- Kinh tế ngoài Nhà nước: 926 928 - 1 060 587 - 1 110 769 - 1 175 739.
- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài: 326 967 - 378 236 - 407 976 - 442 441.
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê 2017)
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tổng sản phẩm trong nước phân theo thành phần kinh tế của nước ta, giai đoạn 2010 - 2016?
Kĩ năng nhận xét, phân tích và xử lí bảng số liệu.
Dựa vào bảng số liệu đã cho, nhận xét thấy giai đoạn 2010 đến 2016:
- Khu vực Kinh tế Nhà nước tăng từ 663187 tỉ đồng lên 765 247 tỉ đồng, tăng 765 247/663187 = 1,15 lần.
- Khu vực Kinh tế Ngoài Nhà nước tăng từ 926 928 tỉ đồng lên 1 175 739 tỉ đồng, tăng 1 175 739 / 926 928 = 1,26 lần.
- Khu vực Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 326 967 lên 442 441 tỉ đồng, tăng 442 441 / 326 967 = 1,35 lần.
=> Kinh tế Nhà nước tăng chậm hơn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Cho các số liệu sau:
DIỆN TÍCH LÚA THEO MÙA VỤ Ở NƯỚC TA QUA CÁC NĂM (Đơn vị: Nghìn ha). Các mốc năm: 2005 – 2010 – 2016, tương ứng với:
- Lúa đông xuân: 2 942,1 - 3 085,9 - 3 116,5.
- Lúa hè thu: 2 349,3 - 2 436,0 - 2 734,1.
- Lúa mùa: 2 037,8 - 1 967,5 - 1 965,6.
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê 2016)
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về diện tích lúa theo mùa vụ ở nước ta qua các năm?
Kĩ năng nhận xét, phân tích và xử lí bảng số liệu.
Dựa vào bảng số liệu đã cho, nhận xét thấy: Từ năm 2005 đến 2014
- Diện tích lúa đông xuân tăng 3116,5 - 2942,1 = 174,4 nghìn ha; tăng 3116,5 / 2942,1 = 1,06 lần.
- Diện tích lúa hè thu tăng 2 734,1 - 2 349,3 = 384,8 nghìn ha; tăng 2 734,1 / 2 349,3 = 1,16 lần => Diện tích lúa hè thu tăng nhiều hơn diện tích lúa đông xuân => nhận xét không đúng là: Lúa đông xuân tăng nhiều hơn lúa hè thu.
Cho các số liệu sau:
LƯỢNG MƯA, LƯỢNG BỐC HƠI VÀ CÂN BẰNG ẨM CỦA HAI ĐỊA ĐIỂM Ở NƯỚC TA (Đơn vị: mm). Các địa điểm: Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh, tương ứng với:
- Lượng mưa: 1676 – 1931.
- Lượng bốc hơi: 989 – 1686.
- Cân bằng ẩm: + 687; + 245.
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê 2017)
Nhận xét nào sau đây là đúng?
Kĩ năng nhận xét, phân tích và xử lí bảng số liệu.
Qua bảng số liệu, ta thấy: Hà Nội có lượng mưa và lượng bốc hơi thấp hơn TP. Hồ Chí Minh nhưng Hà Nội có cân bằng ẩm lớn hơn TP. Hồ Chí Minh => A, B, C sai và D đúng.
Cho các số liệu sau:
DÂN SỐ NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1960 - 2016 (Đơn vị: Triệu người). Các mốc năm: 1960 – 1976 – 1979 – 1989 – 1999 – 2010 – 2016, tương ứng với:
- Dân số: 30,17 - 49,16 - 52,46 - 64,41 - 76,60 - 83,11 - 85,17.
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê 2017)
Nhận định đúng nhất rút ra từ bảng số liệu dân số nước ta thời kỳ từ 1960 đến 2016 dưới đây?
Kĩ năng nhận xét, phân tích và xử lí bảng số liệu.
Qua bảng số liệu, ta thấy: Dân số nước ta ngày càng tăng và tăng lên liên tục qua các năm với tốc độ ngày càng nhanh => D đúng.
Cho các số liệu sau:
NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH TẠI MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM (Đơn vị: 0C). Các địa điểm: Lạng Sơn – Hà Nội – Huế - Đà Nẵng – Quy Nhơn – TP. Hồ Chí Minh, tương ứng với:
- Nhiệt độ trung bình tháng I: 13,3 - 16,4 - 19,7 - 21,3 - 23,0 - 25,8.
- Nhiệt độ trung bình tháng VII: 27,0 - 28,9 - 29,4 - 29,1 - 29,7 - 27,1.
- Nhiệt độ trung bình năm: 21,2 - 23,5 - 25,1 - 25,7 - 26,8 - 26,9.
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê 2017)
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng với biên độ nhiệt năm ở nước ta từ Bắc vào Nam?
Kĩ năng nhận xét, phân tích và xử lí bảng số liệu.
Qua bảng số liệu, ta thấy: Biên độ nhiệt nước ta giảm dần từ Bắc vào Nam và nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam => C đúng và A, B, D sai.
Cho các số liệu sau:
DIỆN TÍCH RỪNG BỊ CHÁY PHÂN THEO ĐỊA PHƯƠNG (Đơn vị: ha). Các vùng: Trung du và miền núi Bắc Bộ - Đồng bằng sông Hồng - Bắc Trung Bộ - Duyên hải Nam Trung Bộ - Tây Nguyên - Đông Nam Bộ - Đồng bằng sông Cửu Long - Cả nước, tương ứng với:
- Năm 2010: 2418,4 - 28,8 - 795,2 - 380,0 - 238,4 - 24,6 - 849,5 - 4734,9.
- Năm 2016: 159,9 - 72,6 - 14,1 - 45,8 - 196,5 - 3,8 - 2,3 - 495,0.
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê 2017)
Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?
Kĩ năng nhận xét, phân tích và xử lí bảng số liệu.
Qua bảng số liệu trên, rút ra một số nhận xét sau:
- Diện tích rừng bị cháy của cả nước giảm nhiều và giảm tới 4239,9ha => Ý A đúng.
- Trung du miền núi Bắc Bộ diện tích rừng bị cháy giảm nhiều nhất (giảm 2258,5 ha), tiếp đến là vùng Đồng bằng sông Cửu Long (giảm 847,2ha), Bắc Trung Bộ,… => Ý B đúng, D sai.
- Đông Nam Bộ diện tích rừng bị cháy luôn ít nhất cả nước, tiếp đến là vùng Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ,… => Ý C đúng.
Cho các số liệu sau:
DIỆN TÍCH CÂY TRỒNG PHÂN THEO NHÓM CÂY Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2000 - 2016 (Đơn vị: Nghìn ha). Các mốc năm: 2000 – 2005 – 2010 – 2016, tương ứng với:
- Tổng: 12 644 - 13 287 - 14 061 - 14 809.
- Cây hàng năm:
+ Tổng: 10 540 - 10 819 - 11 214 - 11 665.
+ Trong đó: Cây lúa: 7 666 - 7 329 - 7 489 - 7 816.
- Cây lâu năm:
+ Tổng: 2 104 - 2 468 - 2 847 - 3 144.
+ Trong đó: Cây CN: 1 451 - 1 634 - 2 011 - 2 134.
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê 2017)
Nhận xét nào sau đây không đúng về diện tích cây trồng phân theo nhóm cây ở nước ta giai đoạn 2000 - 2016?
Kĩ năng nhận xét, phân tích và xử lí bảng số liệu.
Qua bảng số liệu, rút ra một số nhận xét sau về diện tích cây trồng phân theo nhóm cây ở nước ta giai đoạn 2000 - 2016:
- Tổng diện tích các loại cây trồng của nước ta tăng liên tục => Ý B đúng.
- Diện tích cây hàng năm lớn hơn diện tích cây lâu năm (11665 nghìn ha so với 3144 nghìn ha) => Ý C đúng.
- Diện tích lúa luôn lớn hơn diện tích cây công nghiệp (7816 nghìn ha so với 2134 nghìn ha) => Ý A đúng.
- Diện tích lúa nhìn chúng tăng nhưng không ổn định và chiếm tỉ lệ lớn trong diện tích cây hàng năm (67% - 2014) => Ý D sai.
Cho các số liệu sau:
NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH CÁC THÁNG CỦA TP. HỒ CHÍ MINH (Đơn vị: 0C). Các tháng: 1 – 2 – 3 – 4 – 5 – 6 – 7 – 8 – 9 – 10 – 11 – 12, tương ứng với:
- TP. Hồ Chí Minh: 25,8 – 26,7 – 27,9 – 28,9 – 28,3 – 27,5 – 27,1 – 27,1 – 26,8 – 26,8 – 26,4 – 25,7.
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê 2017)
Căn cứ vào bảng số liệu, nhận xét nào sau đây không đúng về chế độ nhiệt của Tp. Hồ Chí Minh?
Kĩ năng nhận xét, phân tích và xử lí bảng số liệu.
Dựa vào bảng số liệu đã cho, nhận xét thấy chế độ nhiệt của Tp. Hồ Chí Minh đặc trưng là nóng quanh năm, nhiệt độ luôn > 250C => nhận xét không đúng là “Có 3 tháng mùa đông lạnh”.
Điểm của bạn.Mỗi câu trả lời đúng được
Câu hỏi này theo dạng chọn đáp án đúng, sau khi đọc xong câu hỏi, bạn bấm vào một trong số các đáp án mà chương trình đưa ra bên dưới, sau đó bấm vào nút gửi để kiểm tra đáp án và sẵn sàng chuyển sang câu hỏi kế tiếp
Trong khoảng 5 phút đầu tiên | + 5 điểm |
Trong khoảng 5 phút -> 10 phút | + 4 điểm |
Trong khoảng 10 phút -> 15 phút | + 3 điểm |
Trong khoảng 15 phút -> 20 phút | + 2 điểm |
Trên 20 phút | + 1 điểm |
Tổng thời gian làm mỗi câu (không giới hạn)
Điểm của bạn.
Bấm vào đây nếu phát hiện có lỗi hoặc muốn gửi góp ý
Em có muốn tiếp tục làm không?
Làm lại bạn sẽ KHÔNG được cộng hạt dẻ và điểm thành tích
LuyenThi123.Com - a product of BeOnline Co., Ltd. (Cty TNHH Hãy Trực Tuyến)
Giấy phép ĐKKD số: 0102852740 cấp bởi Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội ngày 7/8/2008
Giấy phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội học tập trực tuyến số: 524/GP-BTTTT cấp ngày 24/11/2016 bởi Bộ Thông Tin & Truyền Thông
Tel: 02473080123 - 02436628077 (8:30am-9pm) | Email: hotro@luyenthi123.com
Địa chỉ: số nhà 13, ngõ 259/9 phố Vọng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội.