Cho các số liệu sau:
TỈ LỆ GIA TĂNG DÂN SỐ CỦA NƯỚC TA TỪ NĂM 1995 - 2015 (Đơn vị: %). Các mốc năm: 1995 – 1999 – 2010 – 2015, tương ứng với:
- Tỉ lệ tăng dân số: 1,65 - 1,51 - 1,21 - 1,1.
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê 2016)
Nhận xét rút ra từ bảng trên là tốc độ gia tăng dân số ở nước ta
Kĩ năng nhận xét, phân tích và xử lí bảng số liệu.
Qua bảng số liệu, ta thấy: Tỉ lệ tăng dân số nước ta ngày càng giảm và giảm liên tục qua các năm => C đúng và A, B, D sai.
Cho các số liệu sau:
DÂN SỐ VIỆT NAM QUA CÁC NĂM (Đơn vị: Nghìn người). Các mốc năm: 2000 – 2005 – 2010 – 2015, tương ứng với:
- Tổng số: 77 631 - 82 392 - 86 025 - 90 729.
- Thành thị: 18 725 - 22 332 - 25 585 - 30 035.
- Nông thôn: 58 906 - 60 060 - 60 440 - 60 694.
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê 2016)
Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?
Kĩ năng nhận xét, phân tích và xử lí bảng số liệu.
Qua bảng số liệu, ta thấy: Số dân thành thị và số dân nông thôn đều tăng liên tục qua các năm => B đúng.
Cho các số liệu sau:
DIỆN TÍCH CÂY CÔNG NGHIỆP NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 – 2016 (Đơn vị: Nghìn ha). Các mốc năm: 2005 – 2010 – 2014 – 2016, tương ứng với:
- Cây hàng năm: 861,5 - 797,6 - 729,9 - 676,8.
- Cây lâu năm: 1633,6 - 2010,5 - 2222,8 - 2150,5.
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê 2017)
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về diện tích cây công nghiệp của nước ta, giai đoạn 2005 - 2016?
Kĩ năng nhận xét, phân tích và xử lí bảng số liệu.
Qua bảng số liệu, ta thấy:
- Diện tích cây hàng năm giảm liên tục qua các năm => B đúng.
- Diện tích cây lâu năm lớn hơn cây hàng năm và có xu hướng tăng lên nhưng không ổn định => C, D đúng. Diện tích cây lâu năm tăng gấp 1,32 lần so với năm 2005 => A sai.
Cho các số liệu sau:
LAO ĐỘNG TỪ 15 TUỔI TRỞ LÊN ĐANG LÀM VIỆC PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ Ở NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 - 2015 (Đơn vị: Nghìn người). Các mốc năm: 2005 – 2008 – 2011 – 2013 – 2015, tương ứng với:
- Tổng số: 42.775 - 46.461 - 50.352 - 52.208 - 52.840.
- Kinh tế Nhà nước: 4.967 - 5.059 - 5.250 - 5.330 - 5.186.
- Kinh tế ngoài Nhà nước: 36.695 - 39.707 - 43.401 - 45.092 - 45.451.
- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài: 1.113 - 1.695 - 1.701 - 1.786 - 2.204.
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê 2016)
Nhận xét nào sau đây đúng về lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc phân theo thành phần kinh tế ở nước ta, giai đoạn 2005 - 2015?
Kĩ năng nhận xét, phân tích và xử lí bảng số liệu.
Căn cứ vào bảng số liệu, ta rút ra nhận xét sau về lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc phân theo thành phần kinh tế ở nước ta, giai đoạn 2005 – 2015:
- Số lao động trong khu vực kinh tế ngoài Nhà nước tăng nhiều nhất (8.756 nghìn người so với 219 nghìn người – kinh tế Nhà nước và 1091 nghìn người – khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài) => Ý A đúng và ý D sai.
- Lao động trong khu vực kinh tế Nhà nước có tốc độ tăng là 104,4%, khu vực kinh tế ngoài Nhà nước tăng 123,9% và lao động trong khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 198,0% => Ý B, C sai.
Cho các số liệu sau:
DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG NGÔ Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ, TÂY NGUYÊN QUA CÁC NĂM. Các mốc năm: 2005 – 2015, tương ứng với:
- Trung du và miền núi Bắc Bộ:
+ Diện tích (nghìn ha): 371.5 - 515,3.
+ Sản lượng (nghìn tấn): 1043,3 - 1890,5.
- Tây Nguyên:
+ Diện tích (nghìn ha): 236,6 - 249,6.
+ Sản lượng (nghìn tấn): 963,1 - 1326,5.
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB thống kê 2016)
Theo bảng trên, nhận xét nào sau đây không đúng về diện tích và sản lượng ngô của Trung du và miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên?
Kĩ năng nhận xét, phân tích và xử lí bảng số liệu.
Qua bảng số liệu, ta thấy:
- Diện tích, sản lượng ngô ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên đều tăng.
- Diện tích ngô ở Trung du và miền núi Bắc Bộ tăng nhanh hơn diện tích ngô Tây Nguyên.
- Sản lượng ngô ở Tây Nguyên tăng ít hơn sản lượng ngô Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Cho các số liệu sau:
DIỆN TÍCH CÁC LOẠI CÂY TRỒNG PHÂN THEO NHÓM CÂY (Đơn vị: Nghìn ha). Các mốc năm: 1990 – 2000 – 2005 – 2010 – 2015, tương ứng với:
- Cây công nghiệp hàng năm: 8102 – 10540,3 – 10818,8 – 11214,3 – 11665,0.
- Cây CN lâu năm: 939 – 2104 – 2468,2 – 2846,8 – 3144.
- Tổng: 9041 – 12644,3 – 13287,0 – 14061,1 – 14809.
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê 2017)
Nhận định nào dưới đây không đúng với bảng số liệu trên?
Kĩ năng nhận xét, phân tích và xử lí bảng số liệu.
Dựa vào lời dẫn và các đáp án, vấn đề được nhắc đến là tăng trưởng của các cây và cơ cấu cây lâu năm và cây hằng năm.
- Về cơ cấu, diện tích thực của cây hàng năm luôn lớn hơn diện tích thực của cây lâu năm => Tỉ trọng luôn lớn hơn.
- Về tốc độ tăng trưởng, tính tốc độ tăng trưởng => So sánh.
+ Các cây tăng liên tục => A đúng.
+ Cây hàng năm: Tăng: 140,0%, cây lâu năm tăng thêm: 334,8%
Vậy diện tích cây lâu năm tăng nhanh hơn diện tích cây hàng năm.
Cho các số liệu sau:
SẢN LƯỢNG CÀ PHÊ NHÂN VÀ SẢN LƯỢNG CÀ PHÊ XUẤT KHẨU CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM (Đơn vị: Nghìn tấn). Các mốc năm: 1980 – 1990 – 2000 – 2005 – 2010 – 2015, tương ứng với:
- Sản lượng cà phê nhân: 8,4 - 92,0 - 802,5 - 752,1 - 1105,7 - 1408,4.
- Sản lượng cà phê xuất khẩu: 4,0 - 89,6 - 733,9 - 912,7 - 1184,0 - 1691,0.
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê 2017)
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết ý nào dưới đây là đúng?
Kĩ năng nhận xét, phân tích và xử lí bảng số liệu.
Qua bảng số liệu, ta thấy:
- Từ năm 1980 đến năm 2015, sản lượng cà phê nhân tăng lên 167,7 lần => C đúng.
- Sản lượng cà phê xuất khẩu tăng liên tục qua các năm và tăng lên 422 lần => A sai.
- Từ năm 1980 đến năm 2000, sản lượng cà phê nhân nhiều hơn sản lượng cà phê xuất khẩu và từ năm 2005 đến năm 2015, sản lượng cà phê nhân ít hơn sản lượng cà phê xuất khẩu => B, D sai.
Cho các số liệu sau:
SỐ DÂN, SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC VÀ BÌNH QUÂN LƯƠNG THỰC THEO ĐẦU NGƯỜI CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM. Các mốc năm: 1990 – 2000 – 2005 – 2010 – 2016, tương ứng với:
- Tổng số dân (nghìn người): 66 016 - 77 635 - 82 392 - 86 947 - 91 731.
- Sản lượng lương thực (nghìn tấn): 19 879,7 - 34 538,9 - 39 621,6 - 44 632,2 - 50 498,3.
- Bình quân lương thực theo đầu người (kg/người): 301,1 - 444,9 - 480,9 - 513,4 - 550,6.
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê 2017)
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết ý nào dưới đây là đúng?
Kĩ năng nhận xét, phân tích và xử lí bảng số liệu.
Qua bảng số liệu, ta thấy:
- Bình quân lương thực theo đầu người tăng 82,9% => A sai.
- Sản lượng lương thực tăng 154% => C đúng.
- Tổng số dân tăng 38,9% => B sai.
Như vậy, tốc độ tăng nhanh nhất là sản lượng lương thực, tiếp đến là bình quân sản lượng lương thực theo đầu người và tổng dân số => D sai.
Cho các số liệu sau:
SẢN LƯỢNG THỦY SẢN NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 - 2016 (Đơn vị: Nghìn tấn). Các mốc năm: 2005 – 2010 – 2013 – 2016, tương ứng với :
- Tổng số: 3466,8 - 5142,7 - 6019,7 - 6549,7.
- Khai thác: 1987,9 - 2414,4 - 2803,8 - 3036,4.
- Nuôi trồng: 1478,9 - 2728,3 - 3215,9 - 3513,3.
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê 2017)
Căn cứ vào bảng trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tỷ trọng sản lượng thủy sản nước ta trong giai đoạn 2005 - 2016?
Kĩ năng nhận xét, phân tích và xử lí bảng số liệu.
Qua bảng số liệu, ta thấy: Tỉ trọng sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng nhanh hơn khai thác => A sai.
Cho các số liệu sau:
LƯỢNG MƯA, LƯỢNG BỐC HƠI, CÂN BẰNG ẨM CỦA MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM NƯỚC TA (Đơn vị: mm). Các địa điểm: Hà Nội – Huế - TP. Hồ Chí Minh, tương ứng với:
- Lượng mưa: 1676 – 2868 – 1931.
- Lượng bốc hơi: 989 – 1000 – 1686.
- Cân bằng ẩm: +687; +1868; +245.
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê 2017)
Giải thích nào sau đây đúng nhất về lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm qua bảng số liệu trên?
Kĩ năng nhận xét, phân tích và xử lí bảng số liệu.
Qua bảng số liệu, ta thấy:
- Lượng bốc hơi cao nhất ở thành phố Hồ Chí Minh do nằm gần xích đạo, nhiệt độ cao => D đúng.
- Lượng mưa lớn nhất ở Huế do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới và bão => C sai.
- Cân bằng ẩm ở Huế cao nhất là do lượng mưa lớn và bốc hơi không quá nhiều => A sai.
- Cân bằng ẩm ở các địa điểm trên cao (dương) do nước ta nước ta nằm gần biển đông và chịu ảnh hưởng của hoàn lưu gió mùa kết hợp với địa hình,… => B sai.
Cho các số liệu sau:
TỐC ĐỘ TĂNG GDP CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2006 - 2016 (Đơn vị: %). Các mốc năm: 2006 – 2008 – 2010 – 2013 – 2016, tươn ứng với:
- Tốc độ tăng GDP: 8,23 - 8,46 - 6,31 - 5,32 - 6,78.
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê 2017)
Căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta giai đoạn 2006 – 2016?
Kĩ năng nhận xét, phân tích và xử lí bảng số liệu.
Qua bảng số liệu, ta thấy: Tốc độ tăng GDP có xu hướng giảm nhưng không ổn định. Cao nhất ở năm 2007, thấp nhất vào năm 2009 => A, B, D đúng và C sai.
Cho các số liệu sau:
DÂN SỐ, SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1995 – 2016. Các mốc năm: 1995 – 1999 – 2013 – 2016, tương ứng với:
- Số dân (nghìn người): 71995 – 76596 – 80468 – 85122.
- Sản lượng lương thực (nghìn tấn): 26142 – 33150 – 37706 – 43305.
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê 2017)
Bình quân lương thực đầu người của nước ta năm 2016 là
Kĩ năng nhận xét, phân tích và xử lí bảng số liệu.
- Công thức: Bình quân lương thực đầu người = Sản lượng / số dân (kg/người).
- Áp dụng công thức, tính được bình quân lương thực đầu người của nước ta năm 2016 là 508kg/người.
Cho các số liệu sau:
DIỆN TÍCH CÂY CÔNG NGHIỆP HÀNG NĂM, CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM (Đơn vị: Nghìn ha). Các mốc năm: 1990 – 1995 – 2010 – 2016, tương ứng với:
- Cây công nghiệp hàng năm: 542,0 - 716,7 - 778,1 - 861,5.
- Cây công nghiệp lâu năm: 657,3 - 902,3 - 1451,3 - 1633,6.
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê 2017)
Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?
Kĩ năng nhận xét, phân tích và xử lí bảng số liệu.
Qua bảng số liệu, ta thấy:
- Cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh hơn cây công nghiệp hàng năm => C đúng.
- Cây công nghiệp hàng năm chiếm tỷ trọng thấp hơn cây công nghiệp lâu năm => D sai.
- Cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh hơn cây công nghiệp hàng năm => A, B sai.
Cho các số liệu sau:
SỐ LƯỢNG TRÂU, BÒ NĂM 2016 (Đơn vị: Nghìn con). Các vùng: Cả nước – Trung du và miền núi Bắc Bộ - Tây Nguyên, tương ứng với:
- Trâu: 2922,2 - 1679,5 - 71,9.
- Bò: 5540,7 - 898,8 - 616,9.
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê 2017)
So với cả nước tỷ trọng đàn trâu của Trung du miền núi Bắc Bộ chiếm khoảng
Kĩ năng nhận xét, phân tích và xử lí bảng số liệu.
So với cả nước tỷ trọng đàn trâu của Trung du miền núi Bắc Bộ chiếm khoảng 57% (1679,5 / 2922,2 x 100 = 57,5%).
Cho các số liệu sau:
TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP TRUNG BÌNH NƯỚC TA QUA CÁC GIAI ĐOẠN (Đơn vị: %). Các giai đoạn: 1986-1991 - 1992-1997 - 1998-2001 - 2002-2007 – 2015, tương ứng với:
- Tốc độ tăng trưởng: 4,7 - 8,8 - 6,1 - 7,9 - 5,3.
(Nguồn: Xử lí số liệu từ niên giám thống kê qua các năm)
Dựa vào bảng số liệu, cho biết, nhận định nào sau đây không chính xác về tốc độ tăng trưởng GDP nước ta từ 1986 - 2015?
Kĩ năng nhận xét, phân tích và xử lí bảng số liệu.
Dựa vào bảng số liệu, rút ra nhận xét sau:
- Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình nước ta tăng nhưng không ổn định => A đúng, C sai.
- Giai đoạn 1992 - 1997 có tốc độ tăng trưởng cao nhất (8,8%), giai đoạn 1986 - 1991 thấp nhất (4,7%) => B, D đúng.
Cho các số liệu sau:
SẢN LƯỢNG THỦY SẢN NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 – 2014 (Đơn vị: Nghìn tấn). Các mốc năm: 2005 – 2010 – 2014 – 2016, tương ứng với:
- Khai thác: 1987,9 - 2280,5 - 2414,4 - 2920,4.
- Nuôi trồng: 1478,9 - 2589,8 - 2728,3 - 3412,8.
(Nguồn: Niên giám Thóng kê Việt Nam 2016, Nhà xuất bản Thống kê 2017)
Nhận xét nào sau đây không đúng về sản lượng thủy sản nước ta giai đoạn 2005 – 2016?
Kĩ năng nhận xét, phân tích và xử lí bảng số liệu.
Qua bảng số liệu, ta thấy:
- Thủy sản khai thác và nuôi trồng đều tăng liên tục qua các năm => A đúng.
- Thủy sản nuôi trồng tăng nhanh hơn sản lượng thủy sản khai thác (230,7% so với 146,9%) và thủy sản nuôi trồng cũng chiếm tỉ trọng lớn hơn với xu hướng tăng lên => B sai và C, D đúng.
Cho các số liệu sau:
TÌNH HÌNH XUẤT – NHẬP KHẨU Ở NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2000 – 2016 (Đơn vị: Triệu USD). Các mốc năm: 2000 – 2005 – 2010 – 2013 – 2016, tương ứng với:
- Kim ngạch xuất khẩu: 14482,7 – 32447,1 – 72236,7 – 114529,2 – 150217,1.
- Kim ngạch nhập khẩu: 15636,5 – 36761,1 – 84836,6 – 113780,4 – 147849,1.
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê 2017)
Nhận xét nào sau không đúng với bảng số liệu trên?
Kĩ năng nhận xét, phân tích và xử lí bảng số liệu.
Qua bảng số liệu, ta thấy:
- Kim ngách xuất – nhập khẩu của nước ta tăng liên tục, trong đó xuất khẩu tăng nhanh hơn nhập khẩu và dần dần tiến tới sự cân bằng.
- Nước ta nhập siêu năm: 2000 đến 2012 và nước ta xuất siêu năm 2016.
Như vậy, các đáp án B sai và A, C, D đúng.
Cho các số liệu sau:
SỐ DÂN VÀ TỐC ĐỘ GIA TĂNG DÂN SỐ TỰ NHIÊN CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1995 – 2016. Các mốc năm: 1995 – 1999 – 2005 – 2010 – 2016, tương ứng với:
- Tổng số dân (nghìn người): 71995 – 76597 – 82392 – 86933 – 89759.
- Dân thành thị (nghìn người): 14938 – 18082 – 22332 – 26516 – 28874.
- Tốc độ gia tăng dân số (%): 1,65 – 1,51 – 1,33 – 1,03 – 0,99.
(Nguồn: Niên giám thống kế Việt Nam 2016, NXB Thống kê 2017)
Căn cứ vào bảng số liệu, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng?
Kĩ năng nhận xét, phân tích và xử lí bảng số liệu.
Qua bảng số liệu, ta thấy: Tổng dân số và dân thành thị tăng; tốc độ gia tăng dân số giảm liên tục => D đúng và A, B, C sai.
Cho các số liệu sau:
GDP NƯỚC TA PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ, NĂM 2000 VÀ 2014 (Đơn vị: Tỉ đồng). Các mốc năm: 2000 – 2016, tương ứng với:
- Tổng số: 441 646 - 3 542 101.
- Nông - lâm - thủy sản: 108 356 - 696 969.
- Công nghiệp – xây dựng: 162 220 - 1 307 935.
- Dịch vụ: 171 070 - 1 537 197.
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB thống kê 2017)
Dựa vào kết quả xử lí số liệu từ bảng trên, trong giai đoạn 2000 - 2016, tỉ trọng GDP của khu vực nông – lâm – thủy sản giảm khoảng
Kĩ năng nhận xét, phân tích và xử lí bảng số liệu.
Tỉ trọng khu vực nông – lâm – ngư năm 2000 và 2016 lần lượt là: 24,5% và 19,6%. Như vậy, tỉ trọng GDP của khu vực nông – lâm – thủy sản giảm gần 4,9%.
Cho các số liệu:
DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT LÚA CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG QUA CÁC NĂM. Các mốc năm 2005 – 2008 – 2010 – 2016, tương ứng với:
- Diện tích (nghìn ha): 3826 – 3859 – 3946 – 4089.
- Năng suất (tạ/ha): 50,4 - 53,6 - 54,7 - 56,7.
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê 2017)
Căn cứ bảng số liệu trên, hay cho biết nhận xét nào dưới đây không đúng với nội dung thể hiện ở bảng số liệu trên?
Kĩ năng nhận xét, phân tích và xử lí bảng số liệu.
Qua bảng số liệu, ta thấy: Diện tích và năng suất lúa đều tăng liên tục qua các năm => B, C, D đúng và A sai.
Cho các số liệu sau:
TỈ LỆ DÂN THÀNH THỊ CỦA VIỆT NAM QUA CÁC NĂM (Đơn vị: %). Các mốc năm: 2004 – 2006 – 2008 – 2013 – 2016, tương ứng với:
- Tỉ lệ dân thành thị: 26,5 - 27,7 - 29,0 - 29,7 - 33,1.
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê 2017)
Nhận xét nào sau đây không đúng với nội dung thể hiện ở bảng số liệu trên?
Kĩ năng nhận xét, phân tích và xử lí bảng số liệu.
Qua bảng số liệu, ta thấy: Tỉ lệ dân thành thị nước ta tăng liên tục qua các năm nhưng vẫn chiếm tỉ lệ thấp và còn tăng chậm => A, C, D đúng và B sai.
Cho các số liệu sau:
THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI THEO THÁNG Ở ĐÔNG NAM BỘ VÀ TÂY NGUYÊN, GIAI ĐOẠN 1999 - 2016 (Đơn vị: Nghìn đồng). Các mốc năm: 1999 – 2002 – 2004 – 2016, tương ứng với:
- Đông Nam Bộ: 366 – 390 – 452 – 515.
- Tây Nguyên: 221 – 143 – 198 – 234.
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê 2017)
Nhận xét nào sau đây không đúng với nội dung thể hiện ở bảng số liệu trên?
Kĩ năng nhận xét, phân tích và xử lí bảng số liệu.
Qua bảng số liệu, ta thấy: Thu nhập bình quân đầu người của Đông Nam Bộ tăng liên tục và luôn cao hơn Tây Nguyên; Tây Nguyên có xu hướng tăng nhưng không ổn định => A, B, C đúng và D sai.
Điểm của bạn.Mỗi câu trả lời đúng được
Câu hỏi này theo dạng chọn đáp án đúng, sau khi đọc xong câu hỏi, bạn bấm vào một trong số các đáp án mà chương trình đưa ra bên dưới, sau đó bấm vào nút gửi để kiểm tra đáp án và sẵn sàng chuyển sang câu hỏi kế tiếp
Trong khoảng 5 phút đầu tiên | + 5 điểm |
Trong khoảng 5 phút -> 10 phút | + 4 điểm |
Trong khoảng 10 phút -> 15 phút | + 3 điểm |
Trong khoảng 15 phút -> 20 phút | + 2 điểm |
Trên 20 phút | + 1 điểm |
Tổng thời gian làm mỗi câu (không giới hạn)
Điểm của bạn.
Bấm vào đây nếu phát hiện có lỗi hoặc muốn gửi góp ý
Em có muốn tiếp tục làm không?
Làm lại bạn sẽ KHÔNG được cộng hạt dẻ và điểm thành tích
LuyenThi123.Com - a product of BeOnline Co., Ltd. (Cty TNHH Hãy Trực Tuyến)
Giấy phép ĐKKD số: 0102852740 cấp bởi Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội ngày 7/8/2008
Giấy phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội học tập trực tuyến số: 524/GP-BTTTT cấp ngày 24/11/2016 bởi Bộ Thông Tin & Truyền Thông
Tel: 02473080123 - 02436628077 (8:30am-9pm) | Email: hotro@luyenthi123.com
Địa chỉ: số nhà 13, ngõ 259/9 phố Vọng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội.