Atlat Địa lí Việt Nam trang 14: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ - Địa lí lớp 12

Câu hỏi trắc nghiệm atlat Địa lí Việt Nam trang 14: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Có đáp án và giải thích chi tiết

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Lý thuyết: Atlat Địa lí Việt Nam trang 14: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ

Nội dung được thể hiện trong bản đồ Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là địa hình (bao gồm các yếu tố: hướng, độ cao) và yếu tố có liên quan chặt chẽ với địa hình là sông ngòi. Địa hình trên bản đồ được thể hiện bằng phương pháp đường bình độ kết hợp với phương pháp phân tầng độ cao nhằm làm nổi bật sự khác nhau của các miền địa hình. Trên bản đồ còn thể hiện rõ phần bờ biển, phần thềm lục địa và các đảo, quần đảo ven bờ thuộc các miền tự nhiên này. Ngoài ra trên bản đồ các miền tự nhiên còn thể hiện các ngọn núi bằng phương pháp điểm độ cao với các kí hiệu hình tam giác và trị số độ cao bên cạnh.

– Xác định các khu vực phân bố của đồng bằng, miền núi nước ta? Độ cao trung bình của các khu vực?

– Tìm hiểu đặc điểm các dãy núi: vị trí địa lí, chiều dài, rộng, hướng chạy, độ cao trung bình, đỉnh cao nhất, đặc điểm hình thái.

– Tìm hiểu đặc điểm các cao nguyên, sơn nguyên: vị trí địa lí, độ cao trung bình, mức độ chia cắt…

– Tìm hiểu đặc điểm các đồng bằng: diện tích, vị trí địa lí, độ cao trung bình, đặc điểm hình thái…

– Tìm hiểu dạng bờ biển, thềm lục địa, dòng biển,…

– Hiểu lát cắt địa hình.

Lưu ý khi phân tích lát cắt địa hình:

- Quan sát lát cắt thể hiện khu vực địa hình nào, điểm bắt đầu và điểm kết thúc của lát cắt; đối chiếu lát cắt với bản đồ để thấy rõ khu vực địa hình mà lát cắt đi qua.

- Đặc điểm chung của địa hình khu vực về hướng nghiêng, độ cao trung bình trên toàn khu vực, đỉnh cao nhất, thấp nhất.

- Tên các phân khu địa hình, các đỉnh núi, cao nguyên, sơn nguyên, sông hồ, thung lũng, đồng bằng mà lát cắt đi qua. Đặc điểm địa hình: độ cao, hình thái của tưng phân khu.

- Giải thích nguyên nhân thành tạo địa hình khu vực.


Học Tin Học