Cho các dữ liệu sau:
DIỆN TÍCH RỪNG TRỒNG MỚI TẬP TRUNG PHÂN THEO LOẠI RỪNG Ở NƯỚC TA (Đơn vị: Nghìn ha). Các mốc năm: 2005 – 2008 – 2010 – 2013, tương ứng với dãy dữ liệu sau:
- Tổng số: 177,3 - 200,1 - 252,5 - 227,1.
- Rừng sản xuất: 148,5 - 159,3 - 190,6 - 211,8.
- Rừng phòng hộ: 27,0 - 39,8 - 57,5 - 14,1.
- Rừng đặc dụng: 1,8 - 1,0 - 4,4 - 1,2.
Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?
Kĩ năng nhận xét, phân tích bảng số liệu.
Qua bảng số liệu, rút ra nhận xét:
- Nhìn chung, diện tích rừng ngày càng tăng nhưng không ổn định.
- Rừng sản xuất tăng liên tục và tăng thêm 63,3 nghìn ha. Rừng sản xuất tăng nhanh chủ yếu do trồng mới.
- Rừng phòng hộ và rừng đặc dụng nhìn chung là giảm nhưng không ổn định.
Cho các dữ liệu sau:
VĨ ĐỘ ĐỊA LÝ VÀ NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH NĂM CỦA MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM Ở NƯỚC TA.
Các số liệu dưới tương ứng với: Địa điểm - Vĩ độ - Nhiệt độ trung bình năm (0C)
- Lạng Sơn: 21051’B - 21,2.
- Hà Nội: 21001’B - 23,5.
- Đà Nẵng: 16002’B - 25,7.
- Quy Nhơn: 13046’B - 26,8.
- TP. Hồ Chí Minh: 10046’B - 27,1.
Nhận xét nào dưới đây đúng nhất về bảng số liệu trên?
Kĩ năng nhận xét, phân tích bảng số liệu.
Bảng số liệu thể hiện nhiệt độ trung bình năm của các địa điểm nước ta theo thứ tự từ Bắc vào Nam (từ vĩ độ cao xuống vĩ độ thấp)
- Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam (Lạng Sơn: 21,20C; TP.Hồ Chí Minh: 27,10C) => Các nhận xét A, B và D đều sai.
- Sự thay đổi nhiệt độ theo vĩ độ: nhiệt độ tăng dần từ vĩ độ cao đến vĩ độ thấp. Nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội thấp hơn TP. Hồ Chí Minh (Hà Nội: 23,50C; TP.Hồ Chí Minh: 27,10C). Như vậy, ý C đúng.
Cho các dữ liệu sau:
VĨ ĐỘ ĐỊA LÝ VÀ NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH NĂM CỦA MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM Ở NƯỚC TA. Các số liệu dưới tương ứng với: Địa điểm - Vĩ độ - Nhiệt độ trung bình năm (0C)
- Lạng Sơn: 21051’B - 21,2.
- Hà Nội: 21001’B - 23,5.
- Đà Nẵng: 16002’B - 25,7.
- Quy Nhơn: 13046’B - 26,8.
- TP. Hồ Chí Minh: 10046’B - 27,1.
Nhận xét nào dưới đây không đúng về bảng số liệu trên?
Kĩ năng nhận xét, phân tích bảng số liệu.
Bảng số liệu thể hiện nhiệt độ trung bình năm của các địa điểm nước ta theo thứ tự từ Bắc vào Nam (từ vĩ độ cao xuống vĩ độ thấp).
- Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam (Lạng Sơn: 21,20C; TP. Hồ Chí Minh: 27,10C) => Nhận xét A, B đúng và nhận xét D không đúng.
- Nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội thấp hơn TP. Hồ Chí Minh (Hà Nội: 23,50C; TP.Hồ Chí Minh: 27,10C) => Nhận xét C đúng.
Cho các dữ liệu sau:
NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH NĂM CỦA MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM Ở NƯỚC TA THEO THỨ TỰ TỪ BẮC VÀO NAM. Các số liệu dưới tương ứng với: Địa điểm - Vĩ độ - Nhiệt độ trung bình năm (0C)
- Lạng Sơn: 21051’B - 21,2.
- Hà Nội: 21001’B - 23,5.
- Đà Nẵng: 16002’B - 25,7.
- Quy Nhơn: 13046’B - 26,8.
- TP. Hồ Chí Minh: 10046’B - 27,1.
Qua bảng số liệu trên, cho biết nhiệt độ trung bình năm nước ta giảm dần từ Nam ra Bắc là biểu hiện của quy luật nào dưới đây?
Xác định từ khóa: theo chiều Bắc – Nam -> là chiều thay đổi của vĩ độ địa lí.
Xác định từ khóa: theo chiều Bắc – Nam -> là chiều thay đổi của vĩ độ địa lí. Nhiệt độ trung bình năm nước ta giảm dần từ Nam ra Bắc là biểu hiện của quy luật địa đới (thay đổi theo vĩ độ). Cụ thể là: Phần lãnh thổ phía Bắc: do chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa đông bắc hạ thấp nền nhiệt nên vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh. Còn phần lãnh thổ phía Nam: ảnh hưởng của gió mùa đông bắc suy yếu và hầu như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã, không còn thời tiết lạnh, khí hậu mang tính chất cận xích đạo gió mùa. Đồng thời, lãnh thổ phía Nam gần xích đạo hơn nên nhận được lượng bức xạ từ Mặt Trời hằng năm lớn hơn phần lãnh thổ phía Bắc.
Cho các dữ liệu sau:
SỐ DÂN TRÊN THẾ GIỚI QUA CÁC NĂM. Các mốc năm: 1804 – 1927 – 1959 – 1974 – 1987 – 1999 – 2011 – 2025 (dự kiến), với số liệu tương ứng:
- Số dân (tỉ người): 1 – 2 – 3 – 4 – 5 – 6 – 7 – 8.
Dựa vào bảng số liệu trên, cho biết giai đoạn nào mất ít thời gian nhất để dân số tăng thêm 1 tỉ người?
Cách nhận xét thời gian dân số tăng thêm 1 tỉ người trong cả giai đoạn trên.
Thời gian dân số tăng thêm 1 tỉ người ngày càng rút ngắn: từ 123 năm (giai đoạn 1804 – 1927) xuống 32 năm (giai đoạn 1927 – 1959), 15 năm (giai đoạn 1959 – 1974), 13 năm (giai đoạn 1974 – 1987), 12 năm (giai đoạn 1987 – 1999 và giai đoạn 1999 – 2011). Như vậy, giai đoạn 1987 – 1999 và giai đoạn 1999 – 2011 mất ít thời gian nhất để dân số tăng thêm 1 tỉ người.
Cho các dữ liệu sau:
CƠ CẤU DÂN SỐ THEO NHÓM TUỔI CỦA VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN 1999 – 2014 (%). Các mốc năm: 1999 – 2009 – 2014, tương ứng với:
- 0 – 14: 35,1 - 24,4 - 23,5.
- 15 -59: 59,1 - 69,3 - 69,4.
- 60 trở lên: 5,8 - 6,5 - 7,1.
Dựa vào bảng số liệu trên, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng với cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta giai đoạn 1999 – 2014?
Dựa vào biểu đồ, nhận xét Bảng số liệu; Liên hệ đặc điểm cơ cấu các nhóm tuổi của dân số già và dân số trẻ.
Nhận xét:
- Năm 1999: nước ta có kết cấu dân số trẻ: nhóm tuổi 0 – 14 chiếm 35,1%, (trên 35%) trên 60 tuổi chiếm 5,8% (dưới 10%).
- Tuy nhiên dân số nước ta đang có xu hướng già hóa: năm 2014 nhóm tuổi 0 -14 tuổi giảm xuống còn 23,5%; nhóm tuổi trên 60 tăng lên 7,1%.
Cho các dữ liệu sau:
CƠ CẤU DÂN SỐ THEO NHÓM TUỔI CỦA VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN 1999 – 2014 (%).Các mốc năm: 1999 – 2009 – 2014, tương ứng với:
- 0 - 14: 35,1 - 24,4 - 23,5.
- 15 - 59: 59,1 - 69,3 - 69,4.
- 60 trở lên: 5,8 - 6,5 - 7,1.
Dựa vào bảng số liệu trên, cho biết kết cấu dân số nước ta là
Liên hệ đặc điểm cơ cấu các nhóm tuổi của dân số già và dân số trẻ.
Nhận xét:
- Năm 1999: nước ta có kết cấu dân số trẻ: nhóm tuổi 0 – 14 chiếm 35,1%, (trên 35%) trên 60 tuổi chiếm 5,8% (dưới 10%).
- Tuy nhiên dân số nước ta đang có xu hướng già hóa: năm 2014 nhóm tuổi 0 -14 tuổi giảm xuống còn 23,5%; nhóm tuổi trên 60 tăng lên 7,1%.
=> Kết cấu dân số nước ta trẻ nhưng đang có xu hướng già hóa.
Cho các dữ liệu sau:
CƠ CẤU LAO ĐỘNG PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ, CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA, NĂM 2014. Các khu vực kinh tế: Khu vực I – Khu vực II – Khu vực III, tương ứng với các dữ liệu sau:
- Pháp: 3,8 – 21,3 – 74,9.
- Việt Nam: 46,7 – 21,2 – 32,1.
Dựa vào bảng số liệu trên, cho biết nhận xét nào dưới đây chính xác nhất với cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế của hai nước trên năm 2014?
Kĩ năng nhận xét, phân tích bảng số liệu.
Qua bảng số liệu, rút ra nhận xét sau:
- Khu vực II, III của Pháp cao hơn Việt Nam => Ý A, D sai.
- Khu vực III của Pháp cao gấp 2,3 lần khu vực III của Việt Nam => Ý B sai.
- Khu vực I của Việt Nam cao gấp 12,3 lần khu vực I của Pháp => Ý C đúng.
Cho các dữ liệu sau:
CƠ CẤU LAO ĐỘNG PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA, NĂM 2014. Các khu vực kinh tế: Khu vực I – Khu vực II – Khu vực III, tương ứng với các dữ liệu sau:
- Pháp: 3,8 – 21,3 – 74,9.
- Việt Nam: 46,7 – 21,2 – 32,1.
Dựa vào bảng số liệu trên, cho biết biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế của hai nước trên năm 2014 là
Dấu hiệu nhận dạng biểu đồ tròn: thể hiện quy mô và cơ cấu, trong thời gian nhỏ hơn hoặc bằng 3 năm.
Đề bài yêu cầu:
- Thể hiện cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế.
- Của hai nước (tương đương với trường hợp 2 năm).
=> Dựa vào dấu hiệu nhận biết biểu đồ tròn: biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu lao dộng phân theo khu vực kinh tế của hai nước trên là biểu đồ tròn.
Cho các dữ liệu sau:
CƠ CẤU LAO ĐỘNG PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA NĂM 2014. Các khu vực kinh tế: Khu vực I – Khu vực II – Khu vực III, tương ứng với các dữ liệu sau:
- Pháp: 3,8 – 21,3 – 74,9.
- Mê-hi-cô: 14 – 23,6 – 62,4.
- Việt Nam: 46,7 – 21,2 – 32,1.
Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu lao dộng phân theo khu vực kinh tế của ba nước trên năm 2014 là
Kĩ năng phân tích bảng số liệu và chọn dạng biểu đồ thích hợp nhất.
Căn cứ vào bảng số liệu và yêu cầu đề bài, ta thấy biểu đồ tròn là biểu đồ có thích hợp nhất thể hiện cơ cấu lao dộng phân theo khu vực kinh tế của ba nước trên năm 2014.
Cho các dữ liệu sau:
CƠ CẤU LAO ĐỘNG PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA NĂM 2014. Các khu vực kinh tế: Khu vực I – Khu vực II – Khu vực III, tương ứng với các dữ liệu sau:
- Pháp: 3,8 – 21,3 – 74,9.
- Mê-hi-cô: 14 – 23,6 – 62,4.
- Việt Nam: 46,7 – 21,2 – 32,1.
Nhìn vào cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế ta có thể biết được
Kĩ năng nhận xét, phân tích bảng số liệu.
Căn cứ vào bảng số liệu, tỉ trọng khu vực I, II, III -> Pháp là nước rất phát triển (khu vực III chiếm tỉ trọng rất lớn, khu vực I rất nhỏ), Mê-hi-cô là nước công nghiệp hóa, Việt Nam là nước đang phát triển.
Cho các dữ liệu sau:
TỈ LỆ DÂN NÔNG THÔN VÀ THÀNH THỊ CỦA THẾ GIỚI, GIAI ĐOẠN 1900 – 2015 (Đơn vị: %). Các mốc năm 1990 – 1950 – 1990 – 2015, tương ứng với dãy dữ liệu sau:
- Thành thị: 13,6 - 29,2 - 43,0 - 54,0.
- Nông thôn: 86,4 - 70,8 - 57,0 - 46,0.
- Thế giới: 100 – 100 – 100 – 100.
Biểu đồ thể hiện rõ nhất cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn của thế giới trong năm 1900 và 2015 là
Dấu hiệu nhận dạng biểu đồ tròn: thể hiện sự thay đổi quy mô, cơ cấu của đối tượng, trong thời gian dưới 3 mốc năm.
Đề bài yêu cầu:
- Thể hiện sự thay đổi cơ cấu dân số thành thị và nông thôn.
- Trong giai đoạn 1990 và 2015 -> có 2 năm.
=> Dựa vào dấu hiệu nhận biết biểu đồ tròn -> xác định được biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn của thế giới trong năm 1900 và 2015 là biểu đồ tròn.
Cho các dữ liệu sau:
TÌNH HÌNH PHÂN BỐ DÂN CƯ THẾ GIỚI, GIAI ĐOẠN 1650 – 2015 (Đơn vị: %).
Các mốc năm: 1650 – 1750 – 1850 – 2015, tương ứng với các dãy dữ liệu sau:
- Châu Á: 53,8 – 61,5 – 61,1 – 59,8.
- Châu Âu: 21,5 – 21,2 – 24,2 – 10,1.
- Châu Mĩ: 2,8 – 1,9 – 5,4 – 13,5.
- Châu Phi: 21,5 – 15,1 – 9,1 – 16,1.
- Châu Đại Dương: 0,4 – 0,3 – 0,2 – 0,5.
- Thế giới: 100 – 100 – 100 – 100.
Nhận xét nào sau đây là đúng về tình hình phân bố dân cư thế giới?
Kĩ năng nhận xét, phân tích bảng số liệu.
Qua bảng số liệu trên, rút ra nhận xét sau:
- Tỉ trọng phân bố dân cư trên thế giới có sự thay đổi giữa các châu lục.
- Châu Á chiếm tỉ trọng lớn nhất (61,1%) và ngày càng tăng (tăng 7,3%). Châu Đại Dương có tỉ trọng nhỏ nhất và đang giảm (giảm 0,2%).
- Tỉ trọng dân cư châu Âu, Mĩ tăng và châu Phi giảm.
Cho các dữ liệu sau:
MẬT ĐỘ DÂN SỐ CỦA MỘT SỐ KHU VỰC TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2017 (Đơn vị: Người/km2). Bắc Phi (28,8), Đông Phi (59,2), Nam Phi (23,6), Tây Phi (58,3), Trung Phi (23,4), Bắc Mĩ (19,2), Ca-ri-bê (191,2), Nam Mĩ (24), Trung Mĩ (70,4), Đông Á (139,5), Đông Nam Á (145,9), Tây Á (53,5), Trung-Nam Á (183), Bắc Âu (60,1), Đông Âu (16,2), Nam Âu (117,7), Tây Âu (175,9) và Châu Đại Dương (4,6).
Nhận xét nào sau đây là đúng về tình hình phân bố dân cư trên thế giới?
Kĩ năng nhận xét, phân tích bảng số liệu.
Qua bảng số liệu, rút ra nhận xét:
- Dân cư trên thế giới phân bố không đồng đều theo không gian.
- Mật độ dân số cao nhất ở Tây Âu, Đông Á, Đông Nam Á, Trung – Nam Á với mật độ dân số trên 100 người/km2.
- Mật độ dân số thấp ở châu Đại Dương, Bắc Mỹ, Trung – Nam Phi, Nam Mỹ,… với mật độ dân số dưới 50 người/km2.
Cho các dữ liệu sau:
MẬT ĐỘ DÂN SỐ CỦA MỘT SỐ KHU VỰC TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2017 (Đơn vị: Người/km2). Bắc Phi (28,8), Đông Phi (59,2), Nam Phi (23,6), Tây Phi (58,3), Trung Phi (23,4), Bắc Mĩ (19,2), Ca-ri-bê (191,2), Nam Mĩ (24), Trung Mĩ (70,4), Đông Á (139,5), Đông Nam Á (145,9), Tây Á (53,5), Trung-Nam Á (183), Bắc Âu (60,1), Đông Âu (16,2), Nam Âu (117,7), Tây Âu (175,9) và Châu Đại Dương (4,6).
Nguyên nhân dẫn tới tỉ trọng dân cư của một số châu lục giảm là do
Kĩ năng nhận xét, phân tích bảng số liệu.
Dân số ở mỗi quốc gia trên thế giới đều có sự tăng, giảm dân số khác nhau. Có thể là do chính sách dân số, sự phát triển của nền kinh tế hay do chuyển cư,… vì vậy, tốc độ tăng dân số ở mỗi châu lục cũng khác nhau nên dân số ở một số châu lục tăng lên, một số châu lục lại có tỉ trọng giảm xuống.
Cho các dữ liệu sau:
MẬT ĐỘ DÂN SỐ CỦA MỘT SỐ KHU VỰC TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2017 (Đơn vị: Người/km2). Bắc Phi (28,8), Đông Phi (59,2), Nam Phi (23,6), Tây Phi (58,3), Trung Phi (23,4), Bắc Mĩ (19,2), Ca-ri-bê (191,2), Nam Mĩ (24), Trung Mĩ (70,4), Đông Á (139,5), Đông Nam Á (145,9), Tây Á (53,5), Trung-Nam Á (183), Bắc Âu (60,1), Đông Âu (16,2), Nam Âu (117,7), Tây Âu (175,9) và Châu Đại Dương (4,6).
Nhận xét nào sau đây là đúng về tình hình phân bố dân cư trên thế giới?
Kĩ năng nhận xét, phân tích bảng số liệu.
Qua bảng số liệu, rút ra nhận xét:
- Dân cư trên thế giới phân bố không đồng đều theo không gian.
- Mật độ dân số cao nhất ở Tây Âu, Đông Á, Đông Nam Á, Trung – Nam Á với mật độ dân số trên 100 người/km2.
- Mật độ dân số thấp ở châu Đại Dương, Bắc Mỹ, Trung – Nam Phi, Nam Mỹ,… với mật độ dân số dưới 50 người/km2.
- Đại bộ phận dân cư sống ở châu Á (Đông Á, Đông Nam Á, Nam – Trung Á,…) và thưa ở châu Đại Dương, châu Phi.
Cho các dữ liệu sau:
TỈ LỆ DÂN NÔNG THÔN VÀ THÀNH THỊ CỦA THẾ GIỚI, GIAI ĐOẠN 1900 – 2015
(Đơn vị: %). Các mốc năm 1990 – 1950 – 1990 – 2015, tương ứng với dãy dữ liệu sau:
- Thành thị: 13,6 - 29,2 - 43,0 - 54,0.
- Nông thôn: 86,4 - 70,8 - 57,0 - 46,0.
- Thế giới: 100 – 100 – 100 – 100.
Biểu đồ thể hiện rõ nhất cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn của thế giới trong giai đoạn 1900 – 2015 là
Kĩ năng phân tích bảng số liệu và chọn dạng biểu đồ thích hợp nhất.
Căn cứ vào bảng số liệu và yêu cầu đề bài -> Biểu đồ miền là biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn của thế giới trong giai đoạn 1900 – 2015.
Cho các dữ liệu sau:
CƠ CẤU GDP PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA THẾ GIỚI VÀ CÁC NHÓM NƯỚC QUA CÁC NĂM (Đơn vị %). Các nhóm nước: Các nước phát triển - Các nước đang phát triển - Toàn thế giới, tương ứng với dãy dữ liệu sau:
- Năm 1990:
+ Nông-lâm-ngư nghiệp: 3 – 29 – 6.
+ Công nghiệp-xây dựng: 33 – 30 – 34.
+ Dịch vụ: 64 – 41 – 60.
- Năm 2012:
+ Nông-lâm-ngư nghiệp: 1,6 – 9,3 – 3,8.
+ Công nghiệp-xây dựng: 24,4 – 38,8 – 28,4.
+ Dịch vụ: 74 – 51,9 – 67,8.
Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện cơ cấu các ngành kinh tế của thế giới và các nhóm nước năm 2012 là
Dấu hiệu nhận dạng biểu đồ tròn: thể hiện quy mô và cơ cấu của đối tượng, trong thời gian từ 1 đến 3 năm.
Đề bài yêu cầu:
- Thể hiện cơ cấu các ngành kinh tế.
- Trong 1 năm (năm 2012).
=> Dựa vào kĩ năng nhận dạng biểu đồ tròn, xác định được biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện cơ cấu các ngành kinh tế của thế giới và các nhóm nước năm 2012 là biểu đồ tròn.
Cho các dữ liệu sau:
CƠ CẤU GDP PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA THẾ GIỚI VÀ CÁC NHÓM NƯỚC QUA CÁC NĂM (Đơn vị %). Các nhóm nước: Các nước phát triển - Các nước đang phát triển - Toàn thế giới, tương ứng với dãy dữ liệu sau:
- Năm 1990:
+ Nông-lâm-ngư nghiệp: 3 – 29 – 6.
+ Công nghiệp-xây dựng: 33 – 30 – 34.
+ Dịch vụ: 64 – 41 – 60.
- Năm 2012:
+ Nông-lâm-ngư nghiệp: 1,6 – 9,3 – 3,8.
+ Công nghiệp-xây dựng: 24,4 – 38,8 – 28,4.
+ Dịch vụ: 74 – 51,9 – 67,8.
Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nước phát triển có sự chuyển dịch theo hướng nào dưới đây?
Kĩ năng nhận xét, phân tích bảng số liệu.
Nhận xét: Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nước phát triển có sự chuyển dịch theo hướng
- Giảm tỉ trọng khu vực nông – lâm – ngư nghiệp (3% xuống 1,6%).
- Giảm tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng (33% xuống 24,4%).
- Tăng tỉ trọng khu vực dịch vụ (64% lên 74%).
=> Nhận xét C đúng.
Cho các dữ liệu sau:
CƠ CẤU GDP PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA THẾ GIỚI VÀ CÁC NHÓM NƯỚC QUA CÁC NĂM (Đơn vị %). Các nhóm nước: Các nước phát triển - Các nước đang phát triển - Toàn thế giới, tương ứng với dãy dữ liệu sau:
- Năm 1990:
+ Nông-lâm-ngư nghiệp: 3 – 29 – 6.
+ Công nghiệp-xây dựng: 33 – 30 – 34.
+ Dịch vụ: 64 – 41 – 60.
- Năm 2012:
+ Nông-lâm-ngư nghiệp: 1,6 – 9,3 – 3,8.
+ Công nghiệp-xây dựng: 24,4 – 38,8 – 28,4.
+ Dịch vụ: 74 – 51,9 – 67,8.
Dạng biểu đồ nào dưới đây thích hợp nhất để thể hiện cơ cấu các ngành kinh tế của nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển năm 1990?
Dấu hiệu nhận dạng biểu đồ tròn: thể hiện quy mô và cơ cấu của đối tượng, trong thời gian từ 1 đến 3 năm.
Đề bài yêu cầu:
- Thể hiện cơ cấu các ngành kinh tế.
- Trong 1 năm (năm 1990).
=> Dựa vào kĩ năng nhận dạng biểu đồ tròn, xác định được biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện cơ cấu các ngành kinh tế của nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển năm 1990 là biểu đồ tròn.
Điểm của bạn.Mỗi câu trả lời đúng được
Câu hỏi này theo dạng chọn đáp án đúng, sau khi đọc xong câu hỏi, bạn bấm vào một trong số các đáp án mà chương trình đưa ra bên dưới, sau đó bấm vào nút gửi để kiểm tra đáp án và sẵn sàng chuyển sang câu hỏi kế tiếp
Trong khoảng 5 phút đầu tiên | + 5 điểm |
Trong khoảng 5 phút -> 10 phút | + 4 điểm |
Trong khoảng 10 phút -> 15 phút | + 3 điểm |
Trong khoảng 15 phút -> 20 phút | + 2 điểm |
Trên 20 phút | + 1 điểm |
Tổng thời gian làm mỗi câu (không giới hạn)
Điểm của bạn.
Bấm vào đây nếu phát hiện có lỗi hoặc muốn gửi góp ý
Em có muốn tiếp tục làm không?
Làm lại bạn sẽ KHÔNG được cộng hạt dẻ và điểm thành tích
LuyenThi123.Com - a product of BeOnline Co., Ltd. (Cty TNHH Hãy Trực Tuyến)
Giấy phép ĐKKD số: 0102852740 cấp bởi Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội ngày 7/8/2008
Giấy phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội học tập trực tuyến số: 524/GP-BTTTT cấp ngày 24/11/2016 bởi Bộ Thông Tin & Truyền Thông
Tel: 02473080123 - 02436628077 (8:30am-9pm) | Email: hotro@luyenthi123.com
Địa chỉ: số nhà 13, ngõ 259/9 phố Vọng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội.